Mô Hình Chống Hạn Hiệu Quả

Anh Nguyễn Em 56 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Nha Húi (xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) thực hiện hiệu quả mô hình đào ao chứa nước chủ động chống hạn. Hệ thống ao chứa và mương dẫn nước được anh đầu tư xây dựng căn cơ đáp ứng nhu cầu sản xuất, chăn nuôi gia súc và sinh hoạt của gia đình trong những tháng mùa khô.
Những ngày trung tuần tháng 5 năm nay, vùng đất Nha Húi rơi vào tình trạng khô hạn khốc liệt. Điều chúng tôi lấy làm bất ngờ là khu đất sản xuất của nông hộ Nguyễn Em cây trái vẫn xanh mướt. Hệ thống ao chứa đầy ắp nước sẵn sàng bơm tưới hoa màu và cung cấp nguồn nước uống cho đàn cừu trên 50 con.
Ngừng tay chăm sóc vườn rau bồ ngót xanh mướt, anh Nguyễn Em chia sẻ:”Trong những tháng nắng nóng, cây bồ ngót được thị trường tiêu thụ mạnh. Chỉ với 1,2 sào đất trồng bồ ngót, mỗi tháng tui thu hoạch bán cho thương lái gần 10 triệu đồng. Nếu mình biết chủ động đào ao giữ nước vào mùa khô hạn trồng các loài cây ngắn ngày cung cấp cho thị trường rau xanh cũng rủng rỉnh có tiền tiêu xài”.
Trao đổi với nông dân Nguyễn Em, chúng tôi được biết anh sinh trưởng ở làng Hộ Diêm thuộc xã Hộ Hải. Sau năm 1975, anh theo gia đình lên Nha Húi khẩn hoang lập nghiệp.
Vùng đất màu mỡ thích hợp các loài cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như thuốc lá, bắp lai đã giữ chân anh ở lại làm ăn gắn bó lâu bền với Nha Húi. Hơn 30 năm nhọc nhằn vỡ hoang gò đồi, anh đang sở hữu 3 ha đất màu và 1 ha ruộng chủ động bơm tưới gieo trồng 2 vụ lúa/năm. Nhìn thấy vùng đất Nha Húi thường xuyên bị hạn hán, anh dành dụm vốn liếng thuê máy đào ao chứa nước.
Từ năm 2000 đến nay, anh luôn đầu tư nạo vét mở rộng 3 ao có sức chứa trên 3.000 mét khối nước. Ao được đào sâu 5-7 mét chứa nước nhỉ và nguồn nước rớt từ hệ thống thủy lợi Phước Trung đổ vào suối Sa-ra. Nhờ chủ động đào ao sử dụng mô tơ điện bơm tưới nên trong những năm qua, anh Nguyễn Em canh tác hoa màu đạt năng suất cao.
Đơn cử, vụ đông xuân năm nay, gia đình anh trồng 2,5 ha thuốc lá vàng sấy đạt sản lượng gần 7 tấn cho lãi ròng trên 125 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn chăn nuôi 50 con cừu và trồng hoa màu ngắn ngày đem lại hiệu quả kinh tế cao từ vùng đất chủ động tưới.
Anh Nguyễn Xuân Tiến, trưởng thôn Nha Húi nhận xét: Ông Nguyễn Em là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở địa phương. Ông đã đi đầu trong phong trào đào ao chủ động chống hạn đem lại hiệu quả thiết thực.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, lô vải thiều 2,1 tấn đầu tiên của Lục Ngạn sau khi được đưa sang thị trường Califonia (Mỹ) đã bán hết chỉ trong vòng một ngày.

Vụ Đông Xuân vừa qua, toàn huyện Phú Thiện gieo trồng gần 8.400 ha cây trồng các loại, trong đó lúa với diện tích 6.066 ha gồm các giống lúa như: HT1, Ma Lâm, Q5, OM4900, hương cốm, tám thơm, DV 108….; còn lại là các loại cây lương thực khác (bắp 350 ha), thực phẩm (rau các loại, đậu), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, thuốc lá, khoai lang) và cây công nghiệp dài ngày (mía trồng mới 800 ha).

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.

Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, ông Ksor Jú (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) luôn nêu gương sáng trong lao động sản xuất, trở thành trụ cột về tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và giúp đỡ những người khó khăn trên địa bàn.

Những năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) giúp cho nông nghiệp ở Bắc Quang có những bước tiến đáng kể với năng xuất, sản lượng lương thực dẫn đầu toàn tỉnh. Để tiếp tục tạo đột phá, năm 2015 huyện Bắc Quang bắt đầu triển khai Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), chỉnh trang đồng ruộng. Đây là điều không còn lạ, nhưng mới ở Hà Giang.