Mô Hình Biogas Trong Chăn Nuôi

Hiện nay mô hình lấy khí biogas từ chất thải chăn nuôi phát triển khá mạnh ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Mô hình không chỉ cho khí đốt sinh hoạt mà còn làm năng lượng tạo nên dòng điện phục vụ trở lại chăn nuôi.
Ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi ngày càng tăng dần do các hộ nuôi tăng đàn, nhưng thiếu hệ thống xử lý chất thải. Sử dụng công nghệ Biogas là một tiến bộ kỹ thuật hết sức cần thiết, vừa mang nhiều lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khí Biogas là nguồn năng lượng tái sinh chứa khí methane (Mê-tal) được sinh ra từ sự phân huỷ kỵ khí hay sự lên men của chất hữu cơ từ chất thải gia súc.
Ở Sóc Trăng trong những năm qua, chăn nuôi gia súc khá phát triển với nuôi nhỏ lẻ gia đình, nuôi gia trại và trang trại. Khi mức độ chăn nuôi tăng dần, việc xử lý tránh ô nhiễm môi trường đang được người chăn nuôi quan tâm. Chính vì vậy từ hơn 10 năm qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều chương trình dự án, khai thác khí sinh học từ chất thải như: Chương trình khí sinh học ngành chăn nuôi, dự án hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp.
Mô hình Biogas không chỉ cho khí đốt mà còn là năng lượng tạo nên dòng điện phục vụ trở lại chăn nuôi. Trước đây Gia đình Ông Thạch Cao Khía ở ấp Trung Hòa, xã Tuân Tức huyện Thạnh Trị nuôi đàn heo hơn 10 con, do không quản lý được nguồn chất thải nên gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Từ khi áp dụng công nghệ khí sinh học, chất thải được đưa vào hầm xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo nguồn khí đốt cho gia đình
Nước thải tắm cho đàn gia súc, nước dội rửa chuồng hằng ngày có nhiều cặn bã, vi trùng gây bệnh được đưa qua hệ thống hố gas lắng, sau đó cho vào hầm ủ biogas tạo nên khí mê-tan.
Công nghệ hầm ủ Biogas ngày nay thực hiện rất đơn giản; Tùy vào điều kiện, người chăn nuôi có thể lựa chọn 2 kiểu hầm là hầm ủ nắp cố định với độ bền cao, tiện lợi, an toàn trong sử dụng và vận hành nhưng chi phí đầu tư cao. Hiện tại kiểu túi ủ bằng nhựa PE đang được sử dụng. Hiện ở các địa phương có phong trào chăn nuôi gia súc phát triển, mô hình hầm ủ Biogas được bà con quan tâm, vì tiết kiệm được chi phí khí đốt cho gia đình.
Nếu tận dụng tốt nguồn năng lượng từ dòng khí biogas thì mỗi gia đình, trại chăn nuôi gia súc là một nhà máy sản xuất năng lượng sạch. Dòng khí biogas phục vụ trở lại nhu cầu khí đốt và cả nguồn điện cho sinh hoạt. Việc khai thác khí biogas còn là mắc xích quan trọng trong mô hình sản xuất vườn, ao, chuồng, biogas, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Khu du lịch Mỹ Trà, TP. Cao Lãnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức diễn đàn về ngành hàng xoài. Đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu long, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, các sở, ngành, doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh cùng với gần 200 nông dân là nhà vườn các huyện Cao Lãnh, Lấp Vò và TP. Cao Lãnh tham dự diễn đàn.

Hiện tại, khoảng 20% diện tích bị rầy nâu gây hại trong số 900ha lúa hè - thu trà sớm (giai đoạn chín) đang được thu hoạch. Còn số diện tích lúa hè - thu chính vụ (giai đoạn ngậm sữa) bị rầy nâu gây hại cũng đã được người dân dùng nhiều biện pháp để diệt trừ.

Trong thời chiến, xã Hỏa Tiến là vùng đất anh hùng. Còn trong thời bình, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây luôn vững vàng ý chí, cùng một niềm tin và quyết tâm trong “cuộc chiến” chống đói nghèo và công cuộc xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

“Đây thực sự là thiên đường nuôi tôm trên cát” - một bậc thầy trong lĩnh vực thủy sản ở Quảng Nam đã đúc rút điều này khi tận mắt chứng kiến “cơ ngơi” của chị Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Sao Đại Dương (Thạch Trị - Thạch Hà). Bí quyết “vẽ” nên bức tranh hoàn mĩ ấy chính là tập thể những con người đang gắn bó máu thịt với từng hồ tôm, với niềm tin tuyệt đối vào tấm lòng và bản lĩnh của nữ giám đốc này.

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.