Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên

Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên
Publish date: Wednesday. May 16th, 2012

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.

Theo thống kê của ngành NN-PTNT địa phương, năm 2012 diện tích trồng mì của Gia Lai gần 70.000 ha, Kon Tum 45.000 ha... Trung bình 1 ha mì khoảng 30 tấn củ. Với ngần ấy diện tích, trong niên vụ này, Gia Lai và Kon Tum cung cấp thị trường cả triệu tấn mì nguyên liệu. Ở vùng Bắc Tây Nguyên, với khoảng chục nhà máy chế biến tinh bột mì nhưng cũng không thu mua được hết sản lượng mì.

Chị Trần Thị Thu, chủ đại lý thu mua mì ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Thời gian qua, do người dân ồ ạt thu hoạch mì, khiến giá mì biến động thất thường, từ mức 5.000 đồng/kg mì khô, xuống còn khoảng 2.000 đồng/kg. Thị trường bấp bênh, nhiều tiểu thương không dám thu mua vì sợ giá còn xuống.

Ông Lê Thanh Hà, Phó Giám đốc Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Túc (tỉnh Gia Lai) cho hay, mặc dù các cơ quan chức năng đã khuyến cáo không nên chuyển qua trồng mì ồ ạt nhưng bà con vẫn mở rộng diện tích. Về phía nhà máy, chúng tôi chỉ có thể tăng cường thu mua về chế biến đến mức độ nào đó, chứ không thể mua hết. Phần lớn mì nguyên liệu được xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng nhu cầu thị trường này có lúc tăng, lúc giảm nên người dân và doanh nghiệp không kịp trở tay. Năm nay, việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn, nên giá mì càng xuống thấp.

Related news

Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

Tuesday. October 8th, 2013
Vùng Chuyên Canh Rau Màu Cho Hiệu Quả Cao Vùng Chuyên Canh Rau Màu Cho Hiệu Quả Cao

Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Tuesday. October 8th, 2013
Lợi Ích Từ Ứng Dụng “1 Phải, 5 Giảm” Lợi Ích Từ Ứng Dụng “1 Phải, 5 Giảm”

Chương trình “1 phải, 5 giảm” (1P5G) ngày càng được nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) áp dụng. Bởi, chương trình không những tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.

Tuesday. October 8th, 2013
Thực Hiện Đồng Bộ Nhiều Giải Pháp Để Gỡ Khó Cho Người Nuôi Cá Tra Thực Hiện Đồng Bộ Nhiều Giải Pháp Để Gỡ Khó Cho Người Nuôi Cá Tra

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.

Wednesday. October 9th, 2013
Vì Sao Mối Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Và Người Nuôi Tôm Còn Bỏ Ngỏ Vì Sao Mối Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Và Người Nuôi Tôm Còn Bỏ Ngỏ

Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Wednesday. October 9th, 2013