Máy Tưới Dưa Hấu Hiệu Suất Cao

Trong năm 2013, anh Nguyễn Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đã tự mài mò nghiên cứu chế tạo ra máy tưới nước cho rẫy dưa hấu, đem lại hiệu quả cao. Chiếc máy đơn giản nhưng có hiệu suất hoạt động tăng gấp 2 - 3 lần so với sức tưới rẫy của 1 công lao động, từ đó giúp nông dân đỡ vất vả hơn trong khâu tưới nước cho rẫy dưa của mình…
Việc trồng dưa hấu trên ruộng ở xã Lý Văn Lâm đã có từ trên 20 năm nay. Hầu hết người trồng dưa hấu nơi đây chủ yếu tưới nước cho dưa bằng thủ công, nghĩa là dùng gào múc nước tưới cho từng gốc dưa, vừa tốn hao sức khoẻ, hiệu suất tưới không cao. Từ khi có chiếc máy của anh Nguyễn Văn Nhàn chế tạo, các hộ trồng dưa hấu ít tốn công lao động hơn.
Anh Nguyễn Văn Nhàn cho biết:“Gần đây nguồn lao động ở địa phương rất hạn chế. Mình tạo ra máy tưới dưa, máy tưới 1 buổi được trên 10 công, bằng sức của 3 lao động”.
Chiếc máy tưới nước cho dưa rất đơn giản, bao gồm 1 mô-tơ bơm nước công suất nhỏ, loại dành cho bơm hồ cá cảnh, 1 bình ắc-quy, 4 phao lưới biển, 1 ống nhựa cỡ 27 mm và 2 vòi sen, tính tổng trị giá của chiếc máy khoảng 1,2 triệu đồng.
Trồng 10 công dưa hấu, nếu không có chiếc máy tưới thì ít nhất phải có thêm 2 người tưới dưa, anh Huỳnh Văn Nghị, ấp Bào Sơn, xã Lý Văn Lâm, cho biết: “Khi có máy tưới dưa thì thuận lợi hơn, chỉ mình tôi lo cho 10 công dưa, giảm công lao động, nhàn hơn, khoẻ hơn, nhưng vẫn đảm bảo vấn đề tưới tiêu cho dưa”.
Hiện nay, xã Lý Văn Lâm có trên 100 hộ chuyên trồng dưa hấu, việc tưới nước chỉ phụ thuộc vào sức lao động. Do đó, việc chế tạo ra chiếc máy tưới dưa của anh Nguyễn Văn Nhàn đã giúp người nông dân trồng dưa ít tốn công lao động hơn, chăm sóc dưa dễ dàng hơn.
Related news

Năm 2014, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chuyển giao cho nông dân xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để nhân rộng cần có sự quan tâm nhiều hơn của ngành chức năng.

Dựa vào tán rừng, anh Đỗ Văn Tài (xã An Cư, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác lợi thế để phát triển chăn nuôi nai theo hình thức bán hoang dã, mỗi năm đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đây được xem là cách làm giúp các chủ rừng nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Đồng Tháp Mười có hệ thống rừng tràm phong phú, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong, nên việc nuôi ong của người dân giảm được chi phí thức ăn. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Công Sính đã thành lập mô hình nuôi ong lấy mật và hỗ trợ vốn cho nhiều hội viên tham gia nuôi ong, giúp cho nhiều người ổn định cuộc sống và làm giàu.

Sáng ngày 27/02, Doanh nghiệp tư nhân Tân Tài Lộc tổ chức buổi ra mắt trang trại chăn nuôi bò sữa theo hướng hiện đại chuyên nghiệp. Đến tham quan trang trại có ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Sóc Trăng, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Xuyên.

Theo thống kê của Cục BVTV (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có 129 cơ sở sản xuất, sang chai, đóng gói và hơn 32.000 cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc BVTV. Qua thanh, kiểm tra hàng năm, cơ quan chức năng vẫn phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.