Mất Mùa Thanh Trà
Đến thời điềm này, các vườn thanh trà ở Thủy Bằng (Thừa Thiên Huế) đều bị mất mùa mà chưa tìm được lý do. Thiệt hại đối với mỗi hộ dân ước tính khoảng từ 20 - 50 triệu.
Vườn thanh trà của ông Phan Văn Hảo ở thôn cư Chánh II (xã Thủy Bằng) có hơn 50 gốc, năm nào cũng cho trái xum xuê, là một trong những điểm thu mua lớn của những lái buôn. Tuy nhiên năm nay, vườn thanh trà của ông Hảo chỉ cho ra hơn trên dưới 50 quả. Mặc dù trước đó, ông Hảo đã dùng nhiều biện pháp truyền thống để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh như những năm trước.
Năm nay không biết vì lý do gì mà đa số các vườn thanh trà ở đây không hoa, không trái dù chúng tôi đã chăm bón theo quy trình kỹ thuật của phòng NN&PTNT, ông Hảo buồn rầu.
Trong số hơn 100 hộ trồng thanh trà ở xã Thủy Bằng, chỉ một vài hộ may mắn không bị mất trắng. Tuy nhiên đa số trái đều còi cọc hoặc chưa “chín tới” đã rụng. Theo nhiều người dân, chính đợt nắng hạn gay gắt vừa rồi làm cho thanh trà ra hoa nghịch thời vụ nên hoa bị rụng nhiều, tỷ lệ đậu quả rất thấp. Mặt khác, sâu cuốn lá, sâu đục lỗ, bệnh xì mủ (do nấm Phitopthora gây ra làm cho cây chảy mủ toàn thân) khiến quả kém phát triển. Cũng có người cho rằng, do năm vừa rồi không có lũ nên đất không có phù sa bù đắp, thiếu dinh dưỡng, dẫn đến mất mùa.
Ông Lê Bá Sơn (thôn Cư Chánh 2) cho hay: Vườn tôi tuy không mất trắng nhưng một phần do thời tiết, một phần do không lụt, đất ven sông không được bồi đắp phù sa dẫn đến thanh trà ra trái nhỏ, chất lượng thấp hơn nhiều so với mọi năm.
Toàn xã Thủy Bằng hiện có trên 100 hộ trồng thanh trà với diện tích 74 ha, tập trung ở các thôn vùng ven sông như Võ Xá, Tân Ba, Vỹ Dạ, Cư Chánh… trong đó có có 25 hộ với 5,5 ha được trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể "Thanh trà Huế". Việc thanh trà mất mùa không chỉ gây thiệt hại kinh tế đối với mỗi hộ dân trồng thanh trà từ 20 - 50 triệu mà còn khiến thương hiệu “Thanh trà Huế” bị ảnh hưởng.
Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp và các cơ quan hữu quan cần tìm ra nguyên nhân chính xác khiến thanh trà mất mùa để có phương án giúp bà con trồng thanh trà khắc phục, tránh cảnh trắng tay trong những vụ mùa tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Vũ Muộn là xã vùng cao của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao cùng sinh sống. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi vài năm trở lại đây nhân dân đã tập trung phát triển đàn dê núi rất hiệu quả. Nghề nuôi dê ở Vũ Muộn đã và đang trở thành mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho nông dân…
Từ xuất phát điểm là một hộ gia đình khó khăn, sau hơn 10 năm phát triển mô hình kinh tế vườn ao chuồng, gia đình anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1972, ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã sở hữu 30 cây nhãn giống mới, gần 1 mẫu ao, 150 con lợn nái và hàng nghìn con lợn thịt được nuôi trong hệ thống “chuồng lạnh” khép kín, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.
Nuôi bò và dê ngày càng phát triển rộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước do mang lại hiệu quả kinh tế và được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vùng đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, nuôi trâu lại là thói quen nhiều đời và góp phần quan trọng vào việc ổn định cuộc sống của họ.
Từng là hướng dẫn viên du lịch của một công ty lữ hành tại thủ đô, rồi là nhân viên của Tập đoàn Mobifone, nhưng trong tâm khảm của anh Phạm Văn Nhật (xóm 4, xã Khánh Tiên, Yên Khánh, Ninh Bình) vẫn canh cánh mong ước làm giàu từ chính mảnh đất quê hương. Rời xa chốn phồn hoa đô hội, anh Phạm Văn Nhật đã trở về mảnh đất “chôn rau cắt rốn”, xây dựng trang trại chăn nuôi, nuôi chí làm giàu.
Với quy trình nuôi đơn giản, không đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, nhu cầu thị trường rất lớn, hiệu quả kinh tế từ nuôi chim bồ câu đã được khẳng định, đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Hiện nay, mô hình nuôi chim bồ câu kết hợp với gia cầm của gia đình thương binh Phí Văn Chắc (thôn Phú Bắc, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đang cho thu nhập ổn định 150 triệu đồng/năm.