Mất Mùa Thanh Trà
Đến thời điềm này, các vườn thanh trà ở Thủy Bằng (Thừa Thiên Huế) đều bị mất mùa mà chưa tìm được lý do. Thiệt hại đối với mỗi hộ dân ước tính khoảng từ 20 - 50 triệu.
Vườn thanh trà của ông Phan Văn Hảo ở thôn cư Chánh II (xã Thủy Bằng) có hơn 50 gốc, năm nào cũng cho trái xum xuê, là một trong những điểm thu mua lớn của những lái buôn. Tuy nhiên năm nay, vườn thanh trà của ông Hảo chỉ cho ra hơn trên dưới 50 quả. Mặc dù trước đó, ông Hảo đã dùng nhiều biện pháp truyền thống để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh như những năm trước.
Năm nay không biết vì lý do gì mà đa số các vườn thanh trà ở đây không hoa, không trái dù chúng tôi đã chăm bón theo quy trình kỹ thuật của phòng NN&PTNT, ông Hảo buồn rầu.
Trong số hơn 100 hộ trồng thanh trà ở xã Thủy Bằng, chỉ một vài hộ may mắn không bị mất trắng. Tuy nhiên đa số trái đều còi cọc hoặc chưa “chín tới” đã rụng. Theo nhiều người dân, chính đợt nắng hạn gay gắt vừa rồi làm cho thanh trà ra hoa nghịch thời vụ nên hoa bị rụng nhiều, tỷ lệ đậu quả rất thấp. Mặt khác, sâu cuốn lá, sâu đục lỗ, bệnh xì mủ (do nấm Phitopthora gây ra làm cho cây chảy mủ toàn thân) khiến quả kém phát triển. Cũng có người cho rằng, do năm vừa rồi không có lũ nên đất không có phù sa bù đắp, thiếu dinh dưỡng, dẫn đến mất mùa.
Ông Lê Bá Sơn (thôn Cư Chánh 2) cho hay: Vườn tôi tuy không mất trắng nhưng một phần do thời tiết, một phần do không lụt, đất ven sông không được bồi đắp phù sa dẫn đến thanh trà ra trái nhỏ, chất lượng thấp hơn nhiều so với mọi năm.
Toàn xã Thủy Bằng hiện có trên 100 hộ trồng thanh trà với diện tích 74 ha, tập trung ở các thôn vùng ven sông như Võ Xá, Tân Ba, Vỹ Dạ, Cư Chánh… trong đó có có 25 hộ với 5,5 ha được trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể "Thanh trà Huế". Việc thanh trà mất mùa không chỉ gây thiệt hại kinh tế đối với mỗi hộ dân trồng thanh trà từ 20 - 50 triệu mà còn khiến thương hiệu “Thanh trà Huế” bị ảnh hưởng.
Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp và các cơ quan hữu quan cần tìm ra nguyên nhân chính xác khiến thanh trà mất mùa để có phương án giúp bà con trồng thanh trà khắc phục, tránh cảnh trắng tay trong những vụ mùa tiếp theo.
Related news
Đó là kỹ sư thuỷ sản Nguyễn Thị Hằng, Phó phụ trách Trại sản xuất thuộc Trung tâm Giống hải sản cấp I, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tốt nghiệp trường Đại Học thủy sản năm 2004, làm việc tại doanh nghiệp tư nhân từ năm 2005 đến năm 2010, năm 2011 được tuyển dụng vào làm việc ở trại sản xuất nghiên cứu thử nghiệm giống thủy sản, đảm nhận cương vị cán bộ kỹ thuật.
Ngày 10/6, ông Hoàng Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cho biết, trong 3 ngày qua, ngư dân Nguyễn Luân (trú thôn Hiền An 2, xã Vinh Hiền) đang huy động những bạn thuyền trong chi hội nghề cá của thôn để khai thác hết số cá nằm trong lưới vây rút chì mà ngư dân này đã đánh được tại vùng biển xã Vinh Hiền.
Các hộ dân nuôi tôm ở huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho biết giá tôm sú liên tục bị giảm trong thời gian gần đây. Hiện giá tôm loại 20 con/kg chỉ còn 230 ngàn đồng/kg, loại 30 con trên dưới 160 ngàn đồng/kg, loại 40 con khoảng 130 ngàn đồng/kg, giảm từ 60 - 80 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014.
Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?
Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.