Thạc sĩ kiếm tiền tỷ nhờ vựa cà chua lớn nhất Mộc Châu
Trong thời gian thăm và làm việc tại Israel, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn và đoàn công tác đã nghiên cứu, tìm hiểu thực tế các mô hình tổ chức liên kết sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn của quốc gia này. Và Kibbutz-Hợp tác xã độc đáo-mô hình có 1 không 2 của Israel đang được cả thế giới quan tâm.
Vườn cà chua sai trĩu quả của anh Dư. Ảnh: Bizmedia
Mỗi năm Mộc Châu trồng 1.350 tấn cà chua, thì nông trại của anh Trương Văn Dư chiếm gần nửa, cung ứng 600 tấn cho Hà Nội.
Mộc Châu hiện có khoảng 300ha canh tác cà chua. Riêng nông trại Greenfarm (bản Áng, xã Đông Sang) chỉ rộng 3ha nhưng cung ứng gần 50% sản lượng cho thị trường Hà Nội.
Chủ nông trại - Thạc sĩ Trương Văn Dư vốn quê ở Phú Xuyên, Hà Nội. Năm 28 tuổi, anh bỏ việc nhàn lương cao nơi thủ đô lên cao nguyên Mộc Châu lập nghiệp. Trước khi đổi đời nhờ giống cà chua ghép gốc cà tím, thạc sĩ 8x từng thất bại, vay nợ hàng tỷ đồng thử trồng các loại cây nông nghiệp.
"Khi đó, mẹ lên thăm tôi ở Mộc Châu, bà vừa đi hái những quả cà chua còn sót lại, vừa khóc. Đã có những lúc tôi suy nghĩ hay trở về Hà Nội, sống cuộc sống trước kia", anh kể lại.
Cà chua là nông sản tiêu thụ quanh năm, nhưng được xếp vào nhóm rau quả tương đối khó trồng, dễ mắc các bệnh về lá (xoăn lá, héo xanh, héo muộn…) và quả (thán thư, đốm quả…) nên sản lượng không cao. Để khắc phục tác động thời tiết lên cây trồng, anh Dư đầu tư hệ thống nhà màng cho toàn bộ 3ha Greenfarm, đồng thời áp dụng kỹ thuật ghép gốc cho cây cà chua.
Để kháng bệnh héo xanh, anh Dư lựa chọn trồng cà chua ghép trên gốc của cây cà tím, giống chuyển giao từ Viện Rau quả Việt Nam. Phương pháp này tận dụng được bộ rễ khỏe mạnh của cây cà tím, kháng được nhiều loại sâu bệnh hại rễ. Ngoài ra, người trồng còn canh tác được nhiều vụ liên tục, trong khi ở miền Bắc, thông thường cà chua chỉ thu hoạch một vụ mỗi năm.
Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, quả thường bị nứt; lá dễ nhiễm bệnh, thối, hỏng. Khắc phục tình trạng này, thạc sĩ 8x xây dựng hệ thống nhà màng để trồng cà chua, ngăn mưa rơi trực tiếp. Thời kỳ đơm hoa kết trái, trung bình mỗi cây cà chua có thể gồng gánh 4-5kg quả. Để hạn chế trường hợp cây đổ, ngã ra mặt đất do sức nặng của quả, anh Dư chủ động làm giàn dây đỡ. Cây lớn tới đâu thì người trồng cứ nương theo dây mà chỉnh ngọn để chúng phát triển thẳng và đều.
Nhằm hạn chế sâu bệnh, ông chủ sinh năm 1981 dùng màng phủ mặt đất để ngăn cỏ dại, sâu, mầm bệnh ủ trong đất. Hệ thống tưới nhỏ giọt được lắp đặt bổ sung chất dinh dưỡng và nước cho cây. Giai đoạn quả bắt đầu chín, người trồng bổ sung thêm hàm lượng kali cho vườn để cho quả cà mẫu mã đẹp, vị ngon hơn.
Quả cà chua đạt trọng lượng đạt trung bình 60gram khi thu hoạch. Ảnh: Bizmedia
Nhờ quy trình chăm sóc nghiêm ngặt nên cà chua cho chất lượng cao, hình thức đồng đều, trọng lượng mỗi quả có thể đạt trọng lượng đạt trung bình 60gram. Khi thu hoạch, anh dặn công nhân cắt cà chua phải giữ nguyên phần cuống để đảm bảo độ tươi, người tiêu dùng có thể phân biệt cà chín cây với các loại cà chín ép do giấm thuốc khác.
Greenfarm hiện canh tác 2 vụ cà chua mỗi năm. Sản lượng 600 tấn mang về nguồn thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm cho thạc sĩ Hà Nội. Bên cạnh đó, anh Dư còn ghép hàng triệu cây giống đưa ra thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Hộ nông dân chuyên trồng chuối. Do chủ động liên kết được với thương lái mua gom chuối ở tỉnh Thái Nguyên, anh Thi luôn có lợi nhuận cao.
Sau khi có chủ trương của nhà nước cho phép chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh.
Một trong những mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang “hot” tại miền Bắc là trồng tía tô xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.