Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mang lợi ích thiết thực đến với nông dân

Mang lợi ích thiết thực đến với nông dân
Ngày đăng: 12/10/2015

Xây dựng hội vững mạnh

Ông Nguyễn Hữu Nhị - Chủ tịch Hội ND Nghệ An cho biết: “Hội ND các cấp được xây dựng, củng cố và ngày càng phát triển.

Hàng năm, 100% đơn vị cấp huyện đạt khá và vững mạnh, ở cấp Xây dựng hội vững mạnh

Ông Nguyễn Hữu Nhị - Chủ tịch Hội ND Nghệ An cho biết: “Hội ND các cấp được xây dựng, củng cố và ngày càng phát triển.

Hàng năm, 100% đơn vị cấp huyện đạt khá và vững mạnh, ở cấp cơ sở có 460/467 đơn vị đạt khá và vững mạnh. Đội ngũ cán bộ hội đã có nhiều chuyển biến, số cán bộ hội các cấp có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên chiếm 21%.

Công tác sắp xếp, bố trí, quy hoạch đội ngũ cán bộ ngày càng dân chủ và theo đúng quy định”.

 

Ông Nguyễn Hữu Nhị (thứ hai bên trái) và chủ cơ sở chế biến nước mắm Kim Võ (bìa phải) báo cáo với đoàn công tác của T.Ư Hội về việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Hiện nay, mạng lưới tổ chức cơ sở hội phát triển vững chắc tới 21 huyện, thành, thị xã, 467/481 xã, phường, thị trấn và 5.609 chi hội thôn, bản.

Hoạt động của hội ngày càng hướng về cơ sở, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích thiết thực cho hội viên, nên hội viên ngày càng gắn bó với Hội và tích cực xây dựng Hội vững mạnh. 

Cơ sở để xây dựng Hội ND vững mạnh thì cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tập trung hướng về cơ sở, quan tâm đến vùng dân tộc, vùng đặc thù.

Tiếp đó, cần tiến hành bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ công tác hội gắn liền với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho các cán bộ và hội viên. 

Hành động cụ thể

Hội ND tỉnh Nghệ An đã thông qua các hành động cụ thể nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân, tạo dựng lòng tin cậy để thu hút các hội viên tích cực tham gia vào công tác hội.

Trong những năm qua, hội đã sử dụng trên 29 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ HTND để tập trung đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế và cho 1.121 hộ ND vay.

Qua kiểm tra thực tế các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, 100% phát huy hiệu quả của nguồn vốn để tăng gia sản xuất.

Hội ND tỉnh còn phối hợp các Trung tâm dạy nghề của Trung ương Hội, Sở LĐTBXH và các trường mở 268 lớp dạy nghề cho hơn 8.800 lượt ND…

Trong giai đoạn từ 2012-2014, hội tập trung triển khai 287 mô hình phát triển kinh tế, tập trung vào chăn nuôi, trồng trọt và các nghề truyền thống của địa phương.

Toàn tỉnh có 98.021 hộ ND đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi các cấp.

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” đã xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng tỷ đồng, thu hút hàng chục lao động thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng đến hàng tỷ đồng.

Tiêu biểu có hộ chị Nguyễn Thị Cầu xã Tây Hiếu, Thị xã Thái Hòa với mô hình trang trại tổng hợp với quy mô sản xuất 2ha, doanh thu hàng năm đạt 1,7 tỷ đồng, lợi nhuận đạt từ 400-600 triệu đồng.

Hộ anh Thò Bá Vừ ở xã Tri Lệ, huyện Quế Phong với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp quy mô trên 10ha, tổng thu nhập đạt 800 triệu đồng, lãi đạt 500 triệu đồng/năm. 

Trong 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư, Hội ND tỉnh Nghệ An đã được tạo nguồn lực, phối hợp hoạt động với các sở, ban, ngành, địa phương nhằm phát huy vai trò, chức năng của hội trong vận động ND tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Hội đã đạt được những kết quả nhất định:

Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm, thu nhập bình quân đạt 23,58 triệu đồng/năm/người (năm 2013), đời sống của người ND từng bước được cải thiện rõ rệt, 20/21 huyện có Quỹ Hỗ trợ nông dân để giúp bà con làm giàu…

Kết quả này góp phần thúc đẩy hoạt động của các cấp hội ND và phong trào ND trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp ND.

cơ sở có 460/467 đơn vị đạt khá và vững mạnh. Đội ngũ cán bộ hội đã có nhiều chuyển biến, số cán bộ hội các cấp có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên chiếm 21%.

Công tác sắp xếp, bố trí, quy hoạch đội ngũ cán bộ ngày càng dân chủ và theo đúng quy định”.

 

Ông Nguyễn Hữu Nhị (thứ hai bên trái) và chủ cơ sở chế biến nước mắm Kim Võ (bìa phải) báo cáo với đoàn công tác của T.Ư Hội về việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Ảnh: H.V

Hiện nay, mạng lưới tổ chức cơ sở hội phát triển vững chắc tới 21 huyện, thành, thị xã, 467/481 xã, phường, thị trấn và 5.609 chi hội thôn, bản.

Hoạt động của hội ngày càng hướng về cơ sở, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích thiết thực cho hội viên, nên hội viên ngày càng gắn bó với Hội và tích cực xây dựng Hội vững mạnh. 

Cơ sở để xây dựng Hội ND vững mạnh thì cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tập trung hướng về cơ sở, quan tâm đến vùng dân tộc, vùng đặc thù.

Tiếp đó, cần tiến hành bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ công tác hội gắn liền với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho các cán bộ và hội viên. 

Hành động cụ thể

Hội ND tỉnh Nghệ An đã thông qua các hành động cụ thể nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân, tạo dựng lòng tin cậy để thu hút các hội viên tích cực tham gia vào công tác hội.

Trong những năm qua, hội đã sử dụng trên 29 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ HTND để tập trung đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế và cho 1.121 hộ ND vay.

Qua kiểm tra thực tế các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, 100% phát huy hiệu quả của nguồn vốn để tăng gia sản xuất.

Hội ND tỉnh còn phối hợp các Trung tâm dạy nghề của Trung ương Hội, Sở LĐTBXH và các trường mở 268 lớp dạy nghề cho hơn 8.800 lượt ND…

Trong giai đoạn từ 2012-2014, hội tập trung triển khai 287 mô hình phát triển kinh tế, tập trung vào chăn nuôi, trồng trọt và các nghề truyền thống của địa phương.

Toàn tỉnh có 98.021 hộ ND đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi các cấp.

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” đã xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng tỷ đồng, thu hút hàng chục lao động thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng đến hàng tỷ đồng.

Tiêu biểu có hộ chị Nguyễn Thị Cầu xã Tây Hiếu, Thị xã Thái Hòa với mô hình trang trại tổng hợp với quy mô sản xuất 2ha, doanh thu hàng năm đạt 1,7 tỷ đồng, lợi nhuận đạt từ 400-600 triệu đồng.

Hộ anh Thò Bá Vừ ở xã Tri Lệ, huyện Quế Phong với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp quy mô trên 10ha, tổng thu nhập đạt 800 triệu đồng, lãi đạt 500 triệu đồng/năm. 

Trong 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư, Hội ND tỉnh Nghệ An đã được tạo nguồn lực, phối hợp hoạt động với các sở, ban, ngành, địa phương nhằm phát huy vai trò, chức năng của hội trong vận động ND tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Hội đã đạt được những kết quả nhất định:

Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm, thu nhập bình quân đạt 23,58 triệu đồng/năm/người (năm 2013), đời sống của người ND từng bước được cải thiện rõ rệt, 20/21 huyện có Quỹ Hỗ trợ nông dân để giúp bà con làm giàu…

Kết quả này góp phần thúc đẩy hoạt động của các cấp hội ND và phong trào ND trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp ND.


Có thể bạn quan tâm

Bắc Kạn Trồng Ớt Xuất Khẩu Bắc Kạn Trồng Ớt Xuất Khẩu

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Bắc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài các loại cây trồng truyền thống, tỉnh ta có nhiều chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng mới có tính hàng hoá, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.

16/06/2014
Cát Hải (Bình Định) Thu Nhập Khá Từ Cây Hành Cát Hải (Bình Định) Thu Nhập Khá Từ Cây Hành

Hành là cây trồng chính ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát - Bình Định), được cơ cấu sản xuất 3 vụ/năm, gồm vụ Đông Xuân, vụ Hè và vụ Thu Đông, tổng diện tích hàng trăm hec ta. Ở vụ Hè này, toàn xã xuống giống hơn 81 ha hành, thu hoạch bán được giá cao, người trồng hành rất phấn khởi.

16/06/2014
Xuất Hiện Trên Thị Trường Đã Lâu Nhưng Gần Đây Trào Lưu Ăn Rau Rừng Bỗng Rộ Lên Tại TP HCM Xuất Hiện Trên Thị Trường Đã Lâu Nhưng Gần Đây Trào Lưu Ăn Rau Rừng Bỗng Rộ Lên Tại TP HCM

Không chỉ được bán ở những nhà hàng, quán ăn đặc sản vùng miền, rau rừng còn được bán kèm với bánh xèo, thịt bò và bắt đầu chen chân vào siêu thị.

16/06/2014
Lý Sơn (Quảng Ngãi) Nguy Cơ Hạn Nặng Lý Sơn (Quảng Ngãi) Nguy Cơ Hạn Nặng

Đến thời điểm này, hồ chứa nước Thới Lới ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã xuống đến mực nước “chết”. Còn các giếng nước trên huyện đảo này hầu như bị nhiễm mặn khiến 130 ha hoa màu có khả năng bị hạn…

16/06/2014
Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Khoảng 4 năm trở lại đây, nhiều gia đình ở xã Thụy Liên (Thái Thụy - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình nuôi cá lóc bông cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện mô hình nuôi cá lóc bông của gia đình anh Bùi Sỹ Trạng, thôn Cam Ðoài đang cho thu nhập rất ổn định, bình quân thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng/năm.

17/06/2014