Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ma trận thị trường cây giống Tây Nguyên

Ma trận thị trường cây giống Tây Nguyên
Ngày đăng: 01/07/2015

Thời điểm hiện nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang tìm về xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk để mua cây giống chuẩn bị cho công tác trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả...

Nhưng khổ một nỗi, tại đây có rất nhiều cơ sở kinh doanh cây giống với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng, giá cả khác nhau, khó phân biệt đâu là cây giống bảo đảm chất lượng, cây giống không đủ tiêu chuẩn...

"Rừng" cây giống

Cũng như mọi năm, bắt đầu mùa mưa bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên tìm về các trung tâm cây giống tại xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột (gần Viện KHKT NLN Tây Nguyên) để mua các loại cây giống như cà phê, hồ tiêu, ca cao, bơ, sầu riêng… để trồng cho kịp thời vụ.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có khoảng 200 cơ sở buôn bán cây giống, riêng xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột có tới trên dưới 100 cơ sở, hộ dân kinh doanh buôn bán cây giống với số lượng lớn cùng nhiều chủng loại, thành phần cây giống đa dạng, giá cả chênh lệch mỗi nơi mỗi khác.

Tại cơ sở bán cây giống của anh Đức ở thôn 1, xã Hòa Thắng, cây giống gì cũng có, từ các loại giống cây công nghiệp, lâm nghiệp như cà phê, tiêu, điều, ca cao, sưa, bạch đàn, muồng, đến cây ăn quả sầu riêng, bơ, mít, ổi, cam… Khi hỏi về giá cây giống bơ, thì được trả lời là bơ có rất nhiều loại: Nào là bơ chính vụ, bơ sớm vụ, bơ rải vụ, bơ tứ quý, bơ sáp…

Riêng cây giống bơ sáp giá giá trung bình từ 15 đến 30 ngàn đồng/cây. Trong khi đó, cũng là cây giống bơ tại cơ sở sản xuất mang tên Đức Huấn (thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kiun) lại bán với giá 50 ngàn đồng/cây. Lý do cơ sở này đưa ra  là giá tuy có cao một chút nhưng đây là cây giống của nhà làm ra. "Chúng tôi lấy chồi từ cây bơ “vàng” có tuổi thọ trên 25 năm và ghép ngay tại vườn, bán có bảo hành… bà con yên tâm", chủ cơ sở giải thích.

Một số chủng loại cây giống khác như tiêu, cà phê, sầu riêng…, giá cả mỗi nơi một khác, chênh lệch nhau có khi gấp 3 lần. Ông Bùi Văn Tới huyện Krông Păc tìm mua giống tiêu cho biết: “Lên trên này tìm mua cây giống chẳng biết đâu mà lần! Chỗ nào cũng thấy có biển hiệu chung là "cây giống Ea Kmat", giá cả mỗi nơi mỗi khác, rất khó mua. Nhỡ mua phải cây giống dởm thì tiền mất tật mang”.

Hãy cẩn trọng

Sự phong phú đa dạng về chủng loại cây giống, có cái hay là tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân Tây Nguyên lựa chọn theo ý mình. Tuy nhiên, nó cũng gây khó khăn cho người dân không thể phân biệt được cây giống thật, giả.


Cần cẩn trọng khi mua cây giống

Trường hợp của ông Lê Văn Hải, ở huyện Buôn Đôn là một ví dụ. Ba năm trước ông mua 150 cây cà phê giống tại khu vực trên về trồng thay thế cho vườn cà phê già cỗi của mình. Lẽ ra đến nay cà phê đã ra trái, nhưng thực tế nhiều cây bị chết, cây thì chậm phát triển, chưa có trái nên ông phải chặt bỏ trồng lại.

Theo tính toán, chi phí trồng, chăm sóc 1 ha cà phê từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch lên đến trên 100 triệu đồng. Vì vậy, trong trường hợp mua phải giống cây kém chất lượng thì thiệt hại sẽ rất lớn. Trong khi đó, các cơ sở kinh doanh khi bán cây giống đều không xuất hóa đơn, chứng từ nên khi phát hiện giống cây kém chất lượng thì người dân không thể đòi họ bồi thường.

Trước thực trạng trên, Viện KHKT NLN Tây Nguyên đã nhiều lần khuyến cáo bà con nông dân phải tìm hiểu kĩ trước khi mua cây giống, chọn những cơ sở cung cấp giống cây được cơ quan thẩm quyền cấp phép cũng như được Bộ NN-PTNT công nhận.

Cơ sở sản xuất cây giống phải có vườn ươm, vườn chồi, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật tư vấn… Bà con đừng ham rẻ và quá tin vào những lời quảng cáo của những cơ sở buôn bán cây giống trôi nổi trên thị trường, kẻo “tiền mất tật mang”. 


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lợn Rừng Cách Phát Triển Kinh Tế Ở Đồng Quế (Vĩnh Phúc) Nuôi Lợn Rừng Cách Phát Triển Kinh Tế Ở Đồng Quế (Vĩnh Phúc)

Đồng Quế là một xã nghèo của huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) còn nhiề khó khăn, với địa hình hiểm trở, đa phần là đồi núi, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhưng không vì thế mà người dân Đồng Quế đầu hàng với số phận, họ vẫn nung nấu quyết tâm, không ngừng vươn lên để tìm cho mình cách phát triển kinh tế..

20/10/2014
Làm Giàu Từ Trang Trại Chăn Nuôi Làm Giàu Từ Trang Trại Chăn Nuôi

Là một trong năm trang trại được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Súp (Đắc Lắk) cấp giấy chứng nhận hoạt động, trang trại chăn nuôi của gia đình anh Nguyễn Văn Hoạt (sinh năm 1987) ở thôn 10, xã Ea Lê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

20/10/2014
Bàn Giao 130 Con Bò Giống Cho Hộ Nghèo Ở Krông Nô (Đắk Nông) Bàn Giao 130 Con Bò Giống Cho Hộ Nghèo Ở Krông Nô (Đắk Nông)

Trong khuôn khổ chương trình do quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup (Hà Nội) tài trợ, ngày 17/10, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã tổ chức bàn giao 130 con bò giống cho các hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn huyện.

20/10/2014
Giá Trứng Vịt Giảm 2.000 - 3.000 Đ/chục Giá Trứng Vịt Giảm 2.000 - 3.000 Đ/chục

Theo chị Đặng Thị Sương - Chủ tiệm hột vịt Phước Thanh (Phường 8 - TP Vĩnh Long), giá trứng vịt giảm là do thời điểm này vịt chạy đồng nhiều dẫn đến nguồn cung nhiều. So tuần trước, giá trứng vịt giảm 2.000 - 3.000 đ/chục. Sức mua hiện khá yếu nên “mỗi đợt lấy hàng tôi thường lấy 500 - 600 trứng, khi nào bán hết mới lấy tiếp”.

20/10/2014
Điểm Sáng Từ Chuỗi Trứng, Thịt Điểm Sáng Từ Chuỗi Trứng, Thịt

Ông Trầm Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), cho biết hiện thương lái phân loại và định giá heo không dựa vào việc trại đó được chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) hay không mà dựa vào giống, ngoại hình khi xuất chuồng. Do đó, dù nuôi heo VietGAP vốn đầu tư nhiều nhưng giá bán không cao hơn so với heo thường.

20/10/2014