Kỹ Thuật Trồng Dứa Cayenne
Dứa cayenne là một loại cây trồng có khã năng thích nghi rộng phát triển tốt trên nhiều loại đất đặc biệt là đất phèn cho năng suất khá cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.Sản phẩm dứa cayenne chủ yếu phục vụ cho các nhà máy chế biến do vậy khi phát triển cần tập trung tạo thành vùng nguyên liệu để có sản phẩm cung cấp cho nhà máy.
1. Giống:
Giống dứa cayenne hiện đang được trồng tại thành phố xuất phát từ 3 nguồn khác nhau: + Giống có nguồn gốc nhập từ Thái Lan
+ Giống có nguồn gốc nhập từ Trung Quốc +Giống có nguồn gốc từ Lâm Đồng (được người Pháp nhập và trồng từ lâu).
Tất cả các giống nầy được trồng tại nhiều nơi và có kết quả tốt.Tuy nhiên giống có nguồn gốc từ Thai lan trồng tại TP ít bị nhiểm bệnh hơn các giống khác.
1.1 Chọn lựa con giống:Trước khi trồng chúng ta cần chọn lựa phân loại con giống tạo sự đồng đều. Các loại chồi như chồi thân, chồi cuống, chồi ngọn. Tất cả các loại chồi nầy đều trồng được, tuy nhiên tốt nhất chúng ta nên chọn chồi thân.
Tiêu chuẩn chồi: các chồi phải ngắn, to khoẻ, lá xanh đậm, phiến lá rộng dày trọng lượng chồi đạt từ 200 – 300g.
1.2 Xử lý chồi: Sau khi chọn lựa nên lột bớt một ít lá vảy vàng ở gốc chồi và phơi sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ sâu SUPRACIDE nồng độ 0,1% khoảng 5-10 phút vớt ra đặt ngược chồi để phơi gốc, một ngày sau đem trồng.
2. Chuẩn bị đất trồng:
2.1 Làm đất:
Yêu cầu là cày bừa kỹ, cày sâu. Đầt tơi xốp sẽ giúp rễ dứa phát triển. Trên đất phèn có nhiều loại cỏ nguy hiểm như cỏ tranh, cỏ ống nên cần phải có biện pháp diệt chúng để chúng không cạnh tranh với dứa. Khi làm đất cần tiến hành bón lót, bón vôi, rải thuốc trừ kiến, trừ rệp sáp, phun thuốc trừ cỏ dại ...
Sau khi đất được chuẩn bị xong cần tiến hành bố trì trồng cây theo luống. Thông thường luống trồng bố trí theo hàng kép hai với mật độ trồng từ 50000cây - 60.000cây /ha ( đông đặc) do vậy hàng kép được bố trí như sau: bố trí theo khoảng cách: (40X80) X 23 - 25 cm.Dùng bạt nylon đen khổ 1.0m để phủ trên luống trồng giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại và bốc hơi nước trong mùa khô.
2.2 Cách trồng:Trồng theo hàng đã được vạch sẳn sau khi phủ bạt nylon dùng dụng cụ đục lổ theo đúng khoảng cách định sẳn. Nên đặt cây ở độ sâu thích hợp khoảng 2cm, nén đất xung quanh giữ chồi thẳng đứng trong thời gian cây chưa bén rễ. Không nên trồng quá sâu dễ gây thối nỏn chồi.
3.Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm tuy nhiên trồng vào mùa mưa ít tốn kém, nhưng nếu vào thời điểm mưa nhiều dễ gây thối nỏn. Trồng vào mùa nắng cần tưới cho cây.
4.Chăm Sóc và Bón phân:
4.1. Làm cỏ: Tuy có phủ màng nylon nhưng cần quan sát nhổ các cây cỏ mọc từ gốc cây hoặc phải làm sạch cỏ ở các lối đi, mép mương.
4.2 Bón phân:Các dạng phân được sử dụng:
+ Đạm nên sử dụng dạng urê + Lân sử dụng dạng super lân, hoặc có thể dùng lân Văn Điển
+ Kaly có thể dùng K2SO4, KClLiều lượng và thời gian bón:Phân bón cho dứa cần tính theo g/cây tỷ lệ NPK khuyến cáo 2:1:3 và lượng bón cụ thể cho 1 vụ như sau: (N: P2O5: K2O) theo công thức 6:3:9 ttương đương với
+ Ure: 13g, super lân 16.7g, KCl: 15g
Cách bón: Nguyên tắc bón phân:
+ Khi bón lót cần rãi đều trên mặt đất + Lượng phân bón còn lại phải được chia làm 5-6 lần bón
+ Bón thẳng vào nách lá già của từng cây. + Lượng phân đạm, phân lân phải bón hết trước lúc xử lý ra hoa chậm nhất là 1,5 tháng.
Bón lót: Bón trước khi trồng trên đất phèn ngòai lượng phân lân chúng ta cần bón thêm 1 – 1,5 tấn vôi cho 1 ha.Bón cơ bản : Sau khi trồng 1 tuần đến 4 tháng bón 3 – 4 lần, 20 ngày /lần.Bón thúc chồi : Tưới cây trước khi bón, bón theo từng cây, tập trung vào các lá già gần gốc.Không nên bón đạm khi cây mang trái.
5. Xử lý ra hoa:
Sự ra hoa của cây dứa phụ thuộc vào kích thước và mức phát triển của cây. Chiều dài lá D của cây dứa phải đạt 1m với tổng số lá trên 42. Phải ngưng bón đạm 1,5 đến 2 tháng trước lúc xử lý. Trường hợp xử lý xong gặp mưa thì phải xử lý lại.
Dùng 600g đất đèn hòa vào 100lít nước xử lý cho 1000cây. dung dịch sau khi hòa rót thằng vào đọt dứa khỏang 100ml/cây. có thể thêm 2kg urê, 500g Borat hòa vào dung dịch. Tốt nhất là xử lý vào chiều mát hoặc tối. Xử lý 2 lần cách nhau 3 ngày.
6.Thu hoạch:
Tùy theo mục đích sử dụng mà chọn cách thu họach thích hợp nếu quả dùng làm đồ hộp thì phải chờ cho quả chín để có phẩm chất tốt nhất.Thông thường khỏang 140 ngày kể từ lúc xử lý ra hoa. Do quả lúc chín mọng nước nên cần lưu ý trong quá trình thu hoạch, vận chuyển hạn chế tối đa việc gây tổn thương cho quả.
Có thể bạn quan tâm
Đề tài khoa học của Thạc sĩ Dương Minh, Trường Đại học Cần Thơ đã tìm ra được các chủng nấm đối kháng với bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp... mang lại niềm vui cho bà con trồng khóm ở Hậu Giang.
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay. Hiện nay trên thế giới, cây dứa được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới có mùa sông tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan
Dứa là một trong 3 nhóm cây ăn quả chủ đạo của ngành rau quả Việt Nam. Trong những năm qua, có nhiều đối tượng sâu bệnh đã phát sinh và gây hại trên dứa, như bệnh thối nõn, bệnh thối rễ, héo đỏ lá dứa. Hiện tượng "vàng trắng" lá dứa cũng đã phát sinh, gây hại trên hàng chục héc ta dứa Cayen được trồng ở các tỉnh Nghệ An, Bắc Giang, Ninh Bình, Hòa Bình và một số tỉnh khác.
Thời vụ trồng dứa không yêu cầu chặt chẽ như một số cây trồng khác. Có thể trồng dứa vào bất kỳ thời gian nào trong năm cũng được và đến có thể dễ dàng đạt được tỷ lệ sống khá cao, vẫn ra hoa kết quả bình thường. Tuy vậy do yêu cầu thực tế về nhân lực và cây giống, nên vẫn hình thành một số thời vụ nhất định.
Dứa hoa hay còn gọi nhiều tên khác: dứa victoria, dứa Tây, dứa Phú Thọ, dứa hoàng hậu, dứa lục,…Đây là một giống nhập nội khoảng năm 1913 được nhập vào nước ta, nay trồng rải rác ở khắp các tỉnh.