Lục Ngạn (Bắc Giang) khắc phục hậu quả mưa lũ vùng cây ăn quả

Gia đình anh Lê Đức Cử, thôn Nguộn Ngoài, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) có hơn 8 sào vườn trồng cây ăn quả có múi gồm cam Đường Canh, bưởi Diễn... Đợt mưa lớn vừa qua, 5 sào cam Đường Canh với hơn 300 cây gia đình anh trồng cách đây 3 năm đang cho quả non đã bịp ngập úng. Sau đợt mưa, hai vợ chồng anh phải đi vặt quả hỏng, thối trên cây đổ đi do nước lũ lớn ngập trên 2 mét.
Không những vậy, hơn 3 sào bưởi Diễn gia đình anh trồng 6 năm nay cũng bị rụng quả do mưa lũ vừa qua. Anh Cử cho biết: "Thời điểm này là giai đoạn cây đang phát triển cho quả non, tuy nhiên do nước lũ lớn, rút chậm, cây bị ngâm 2 ngày 1 đêm khiến toàn bộ quả của hai vườn cây rụng, ước chừng thiệt hại khỏng 25- 30 triệu đồng".
Không chỉ có gia đình nhà anh Cử bị thiệt hại do mưa lũ, vườn vải muộn của gia đình anh Hoàng Văn Dũng, thôn Nguộn Ngoài, xã Hồng Giang cũng gặp tình trạng trên. "Với hơn 8 sào đất, tôi đã chuyển đổi trồng cây vải thiều muộn mỗi năm cho thu hoạch trên dưới 5 tấn quả, lãi gần 100 triệu đồng. Nhưng sau trận mưa lũ lớn vừa qua, toàn bộ cây vải trên đều bị ngập sâu gần 2 mét, cây có nguy cơ bị chết", Anh Dũng chia sẻ.
Xã Hồng Giang có 884ha cây ăn quả, trong đó cam Đường Canh là 100ha, bưởi Diễn 104ha, còn lại là diện tích trồng vải thiều. Do mưa lớn, 70ha diện tích cam Đường Canh và bưởi Diễn đã bị ngập, gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân. Được biết, ngay từ thời điểm mưa lũ xảy ra, UBND xã Hồng Giang đã có phương án chỉ đạo lực lượng dân quân khẩn trương sơ tán gần 100 hộ ở các thôn Nguộn Ngoài, Kép 2B, Kép 1... tới nơi an toàn; đồng thời động viên bà con kịp thời có biện pháp khắc phục thiệt hại về cây ăn quả ngay sau khi nước rút.
Theo ông Bùi Huy Tình, Chủ tịch UBND xã Hồng Giang, mưa lớn kéo dài làm một số loại cây trồng có múi trên địa bàn xã bị thối rễ. Ngay khi mưa lũ rút, chính quyền địa phương tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn người dân khơi thông cống rãnh, vườn tược tránh tình trạng thối rễ của cây trồng.
Thống kê của cơ quan chuyên môn cho biết, đợt mưa lũ vừa qua, toàn huyện Lục Ngạn đã bị ngập úng khoảng 903ha diện tích cây ăn quả. Ngay sau khi lũ rút, UBND huyện và chính quyền các xã đã tích cực chỉ đạo người dân nhanh chóng phun nước rửa lá cây khỏi bị bùn đất bám, giúp cây ăn quang hợp tốt, đồng thời khơi thông dòng chảy, tránh nước đọng và tích cực vệ sinh vườn cây, bảo đảm không để phát sinh dịch bệnh, nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

Năm 2005, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án giao rừng tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống người dân sống trong và ven rừng, huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.

Là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Quảng Trị, những năm qua, nông dân trồng cà phê lẫn doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn đều tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng cà phê, tạo chỗ đứng vững chắc của cà phê catimor Quảng Trị trên thị trường trong nước và thế giới.

TPHCM có dân số đông nhất nước, trong đó 5 huyện ngoại thành và một số quận ven với dân số trên 1 triệu người, tương đương 1 tỉnh sống nhờ vào nông nghiệp, nhưng khoảng cách giữa người dân nông thôn và thành thị còn khá lớn. Vì vậy, TPHCM khuyến khích chuyển đổi đất nông nghiệp, chủ yếu từ lúa sang cây con có giá trị và phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.

Nhằm nâng cao chất lượng sản xuất giống lúa nguyên chủng, chủ động về nguồn giống lúa đảm bảo chất lượng, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ) duyệt cho triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao chất lượng sản xuất giống lúa nguyên chủng trên địa bàn tỉnh”.