Lục Ngạn (Bắc Giang) khắc phục hậu quả mưa lũ vùng cây ăn quả
Gia đình anh Lê Đức Cử, thôn Nguộn Ngoài, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) có hơn 8 sào vườn trồng cây ăn quả có múi gồm cam Đường Canh, bưởi Diễn... Đợt mưa lớn vừa qua, 5 sào cam Đường Canh với hơn 300 cây gia đình anh trồng cách đây 3 năm đang cho quả non đã bịp ngập úng. Sau đợt mưa, hai vợ chồng anh phải đi vặt quả hỏng, thối trên cây đổ đi do nước lũ lớn ngập trên 2 mét.
Không những vậy, hơn 3 sào bưởi Diễn gia đình anh trồng 6 năm nay cũng bị rụng quả do mưa lũ vừa qua. Anh Cử cho biết: "Thời điểm này là giai đoạn cây đang phát triển cho quả non, tuy nhiên do nước lũ lớn, rút chậm, cây bị ngâm 2 ngày 1 đêm khiến toàn bộ quả của hai vườn cây rụng, ước chừng thiệt hại khỏng 25- 30 triệu đồng".
Không chỉ có gia đình nhà anh Cử bị thiệt hại do mưa lũ, vườn vải muộn của gia đình anh Hoàng Văn Dũng, thôn Nguộn Ngoài, xã Hồng Giang cũng gặp tình trạng trên. "Với hơn 8 sào đất, tôi đã chuyển đổi trồng cây vải thiều muộn mỗi năm cho thu hoạch trên dưới 5 tấn quả, lãi gần 100 triệu đồng. Nhưng sau trận mưa lũ lớn vừa qua, toàn bộ cây vải trên đều bị ngập sâu gần 2 mét, cây có nguy cơ bị chết", Anh Dũng chia sẻ.
Xã Hồng Giang có 884ha cây ăn quả, trong đó cam Đường Canh là 100ha, bưởi Diễn 104ha, còn lại là diện tích trồng vải thiều. Do mưa lớn, 70ha diện tích cam Đường Canh và bưởi Diễn đã bị ngập, gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân. Được biết, ngay từ thời điểm mưa lũ xảy ra, UBND xã Hồng Giang đã có phương án chỉ đạo lực lượng dân quân khẩn trương sơ tán gần 100 hộ ở các thôn Nguộn Ngoài, Kép 2B, Kép 1... tới nơi an toàn; đồng thời động viên bà con kịp thời có biện pháp khắc phục thiệt hại về cây ăn quả ngay sau khi nước rút.
Theo ông Bùi Huy Tình, Chủ tịch UBND xã Hồng Giang, mưa lớn kéo dài làm một số loại cây trồng có múi trên địa bàn xã bị thối rễ. Ngay khi mưa lũ rút, chính quyền địa phương tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn người dân khơi thông cống rãnh, vườn tược tránh tình trạng thối rễ của cây trồng.
Thống kê của cơ quan chuyên môn cho biết, đợt mưa lũ vừa qua, toàn huyện Lục Ngạn đã bị ngập úng khoảng 903ha diện tích cây ăn quả. Ngay sau khi lũ rút, UBND huyện và chính quyền các xã đã tích cực chỉ đạo người dân nhanh chóng phun nước rửa lá cây khỏi bị bùn đất bám, giúp cây ăn quang hợp tốt, đồng thời khơi thông dòng chảy, tránh nước đọng và tích cực vệ sinh vườn cây, bảo đảm không để phát sinh dịch bệnh, nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất cho bà con.
Related news
UBND TP.Hội An vừa phê duyệt phương án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020 với tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3 tỷ đồng, trong đó hơn 1,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, số còn lại từ nguồn xã hội hóa và nguồn đối ứng của người dân.
Chất lượng kém, khiến muối Sa Huỳnh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, cuộc sống của diêm dân cũng lao đao. Dù thực trạng này đã lặp lại nhiều năm nay nhưng đến giờ nó vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, triệt để…
Không dừng lại hành nghề khai thác hải sản bằng tàu vỏ gỗ, mà gần đây ngư dân Quảng Ngãi đã vươn khơi xa với tàu đánh cá vỏ thép, nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ.
Hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa, có năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh cao, vụ đông xuân 2014-2015, UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) triển khai xây dựng 5 mô hình cánh đồng lớn tại 4 xã với diện tích 123 ha, chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng nhiều loại giống mới mang lại hiệu quả cao.
Tây Bắc là xứ sở của nhiều loài cây ăn trái, như: mận, đào, xoài... Khi nói đến mận, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến mận tâm hoa Bắc Hà. Giống mận này nổi tiếng ngọt, giòn, róc hạt và từ lâu đã trở thành thương hiệu quen thuộc của xứ sở sương mù Bắc Hà (Lào Cai). Thế nhưng ít ai biết rằng, ở mảnh đất Ham Soong, xã Vàng Đán (huyện Nậm Pồ), gần 20 năm qua cây mận Bắc Hà đã bén rễ và “âm thầm” cho những mùa “quả ngọt”.