Lúa sạch hữu cơ ST24 đạt tiêu chuẩn ORGANIC USDA & EU

DN Hồ Quang Trí và Tổ hợp tác ấp Thanh Hóa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng thực hiện sản xuất lúa ST 24 theo quy trình hữu cơ, áp dụng theo mô hình lúa - tôm...
Ruộng lúa ST24 sản xuất theo quy trình canh tác hữu cơ
Giống lúa ST24 của DN tư nhân Hồ Quang Trí (Sóc Trăng) – Top 3 “Gạo ngon nhất thế giới năm 2017” vừa trải qua quá trình đánh giá, phỏng vấn từ đơn vị chứng nhận Control Union Viet Nam (Co.LTD) đạt tất cả các yêu cầu chỉ số theo tiêu chuẩn từ đồng ruộng, nhà máy và phân tích mẫu lúa để cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ORGANIC USDA & EU.
Trong năm 2017, DN Hồ Quang Trí và Tổ hợp tác ấp Thanh Hóa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng thực hiện sản xuất lúa ST 24 theo quy trình hữu cơ, áp dụng theo mô hình lúa - tôm (mùa khô 2017 nuôi tôm thẻ chân trắng, mùa mưa nuôi tôm càng xanh xen canh ruộng lúa). Có 15 hộ nông dân tham gia sản xuất lúa hữu cơ trên diện tích 9,5ha, trong đó hộ ông Phạm Văn Sơn canh tác 0,5ha. Lúc mới cấy lúa vài ngày lô ruộng của ông Sơn không được đánh giá cao, nhưng tới kỳ thu hoạch đứng đầu bảng năng suất, đạt 6,2 tấn/ha (lúa tươi).
Theo cán bộ kỹ thuật và nông dân trực tiếp tham gia trồng lúa hữu cơ, trước đó đất và nước trong khu vực sản xuất đã được lấy mẫu kiểm tra đạt yêu cầu. Trong quá trình canh tác, đơn vị đánh giá kiểm tra nghiêm ngặt từng lô đất sản xuất; phỏng vấn nghiêm túc 14/15 hộ nông dân (90 điểm) đạt yêu cầu về tính chấp hành kỹ thuật thuật canh tác. Đặc biệt kết quả kiểm tra qua 255 điểm chỉ số đều không phát hiện có dư lượng hoạt chất thuốc BVTV.
Theo DN Hồ Quang Trí, vụ sản xuất lúa ST 24 theo quy trình hữu cơ vừa thu hoạch, sản lượng đạt khoảng 50 tấn lúa. Dự kiến sau quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm gạo sạch hữu cơ sẽ kịp chào hàng bán vào dịp chợ tết Mậu Tuất.
Related news

Hiện nay, giá các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp luôn có sự biến động tăng làm cho chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến người nông dân.

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường sống.

Ở vùng Đồng Tháp Mười hiện có rất nhiều người dân đang sử dụng chà để bắt chuột, và đây là phương pháp mới rất có hiệu quả.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, khi lúa chuẩn bị trổ bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ dịch hại kịp thời bằng giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phòng trị sâu bệnh hiệu quả, giảm được chi phí sản xuất.

Nhiều địa phương trong tỉnh đã áp dụng mô hình này thành công như Thụy Dân, Thụy Phúc, Thụy Lương, Thụy Sơn... huyện Thái Thụy; Vũ Hòa, Lê Lợi - huyện Kiến Xương. Qua tổng kết, một trong những yếu tố quyết định thành công của mô hình là kỹ thuật gieo và chăm sóc mạ.