Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hối Hả Ra Quân Chống Hạn

Hối Hả Ra Quân Chống Hạn
Ngày đăng: 26/06/2014

Hôm qua 25.6, tại thôn Đình An, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam tổ chức lễ ra quân chống hạn vụ hè thu 2014.

Hơn 130 cán bộ, công nhân viên, lực lượng thủy nông của Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam và chính quyền, nhân dân thôn Đình An cùng tham gia lễ phát động.

Bà Nguyễn Thị Thoa (79 tuổi, trú thôn Đình An) nói: “Suốt 2 tuần qua do sông Thu Bồn liên tục bị mặn xâm nhập với nồng độ rất cao khiến trạm bơm điện 2.9 không thể vận hành. Trạm bơm ngừng hoạt động kéo dài, kênh mương trơ đáy nên toàn bộ ruộng lúa bị khô hạn nghiêm trọng”.

Ông Văn Bá Năm - Trưởng phòng NN&PTNT Duy Xuyên cho biết, tuyến đập ngăn mặn có tổng chiều dài gần 150m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt để tạo nguồn nước ổn định cho trạm bơm điện Xuyên Đông và các trạm bơm trọng yếu khác nằm ở phía hạ lưu như 2.9, Diều Gà, 19.5 của huyện Duy Xuyên hoạt động thông suốt. Qua đó, đảm bảo chủ động cung ứng nước tưới cho ít nhất 1.000ha lúa từ nay đến cuối vụ sản xuất hè thu 2014...

Phát biểu tại lễ ra quân, ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Sở NN&PTNT nói: “Trước tình trạng khô hạn và nhiễm mặn đang xảy ra trên diện rộng, hè thu 2014 được xem là vụ mùa vô cùng khó khăn đối với Quảng Nam. Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho nông dân, tôi yêu cầu các đơn vị liên quan cần phải dốc sức cho công tác chống hạn. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách nhất của ngành nông nghiệp”.

Theo ông Quang, ngoài việc nhanh chóng triển khai đồng bộ những biện pháp công trình thì chính quyền các cấp cùng ngành thủy lợi phải tập trung đẩy mạnh khâu tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện chế độ tưới nước tiết kiệm theo phương pháp ướt - khô xen kẽ và tưới luân phiên, nhất là tại các khu vực có những hồ chứa đang bị thiếu hụt nước.

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Đình Niên - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam cho biết: “Hiện nay, đơn vị chúng tôi đang trực tiếp quản lý, khai thác 17 hồ chứa lớn nhỏ để mỗi vụ phục vụ nước tưới cho 25.000ha đất canh tác lúa và hoa màu.

Thời gian gần đây, ngoài tình trạng mặn thường xuyên xâm nhập sâu vào các con sông với nồng độ cao khiến hàng loạt trạm bơm điện vận hành èo uột thì nắng nóng kéo dài suốt nhiều tháng qua cũng đã làm mực nước của những hồ chứa bị tụt giảm mạnh.

Do đó, việc cung ứng nước đang gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại”. Thời điểm này, mực nước của hầu hết 17 hồ chứa do Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam quản lý đều bị tụt giảm 1,5 - 2m so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó, hồ Phú Lộc, Đông Tiển, Thạch Bàn là 3 công trình thuộc diện nguy cấp nhất: “Thời gian tới, nếu nắng nóng vẫn cứ khốc liệt, trời không có mưa bổ sung thì chắc chắn các hồ chứa ấy sẽ cạn kiệt nghiêm trọng hơn. Và, rất nhiều khả năng 5.000ha đất nông nghiệp nằm trong khu tưới của đơn vị chúng tôi sẽ bị khô hạn nặng” - ông Niên nói.


Có thể bạn quan tâm

Sụt giảm xuất khẩu gạo vào Kenya Sụt giảm xuất khẩu gạo vào Kenya

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), gạo là loại lương thực quan trọng thứ ba tại Kenya chỉ sau ngô và lúa mỳ.

23/11/2015
Xuất khẩu cá tra minh bạch để tiến xa Xuất khẩu cá tra minh bạch để tiến xa

Nhiều chuyên gia nhận định nếu có những nỗ lực và đổi thay thực sự trong vấn đề chất lượng, minh bạch thông tin, cá tra Việt Nam hoàn toàn có thể nâng thị phần XK vào EU trong thời gian tới.

23/11/2015
Ôm nợ bởi thanh long trái vụ Ôm nợ bởi thanh long trái vụ

Mất mùa, rớt giá đã làm nhiều người dân ở thủ phủ thanh long Bình Thuận lao đao

23/11/2015
Hơn 130 tấn chuối tại Vĩnh Phúc đã được giải cứu Hơn 130 tấn chuối tại Vĩnh Phúc đã được giải cứu

Sau thông tin về hàng trăm tấn chuối tại Vĩnh Phúc có nguy cơ bị “ế” do bạn hàng “bỏ rơi”, nhiều tổ chức, cá nhân đã cùng chung tay tìm kiếm đầu ra tiêu thụ chuối giúp bà con xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

23/11/2015
Xóa sổ trên 1.500ha vùng nguyên liệu mía Xóa sổ trên 1.500ha vùng nguyên liệu mía

Nhiều năm liền giá mía xuống thấp khiến người trồng lãi không nhiều. Người dân Cà Mau đã tự chuyển đổi từ cây mía sang các mô hình khác như: Trồng gừng, lúa - tôm; trồng rau màu.

23/11/2015