Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa, Cá Tra Lỗ Nặng Đang Khiến Nông Dân Điêu Đứng

Lúa, Cá Tra Lỗ Nặng Đang Khiến Nông Dân Điêu Đứng
Ngày đăng: 22/07/2013

Lúa, cá tra lỗ nặng đang là thực tế của ĐBSCL khiến người nông dân trong tình trạng “dở sống, dở chết”.

Những ngày qua, tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lúa rớt giá thê thảm đến mức nông dân băn khoăn không biết nên bán hay để cho... vịt ăn, bởi lúa tươi vừa được người nông dân Hậu Giang bán tại ruộng chỉ với 2.800 đồng/kg, được ví “rẻ như rau lang”.

Còn cá tra thì đang khiến người nông dân lâm vào tình cảnh càng nuôi càng bế tắc vì lỗ nặng. Cá tra vốn là thế mạnh của ĐBSCL giờ trở thành gánh nặng của người nông dân khi mà họ đã phải chịu thiệt hại trong nuôi trồng và tiêu thụ cá.

Thực trạng người nông dân đang phải đối mặt như câu cửa miệng họ nói với nhau thời gian gần đây: “Năm ngoái chết 7 còn 3, năm nay chết 2 còn 1”.

Có thể nói, chưa bao giờ người nông dân ĐBSCL thấy kiệt sức như lúc này. “Vì sao?” đang là thắc mắc và cũng là câu hỏi của những người nông dân Nam bộ vốn thật thà, chất phác mà đến giờ phút này họ vẫn chưa thể hiểu và có được câu trả lời!

Nhiều nông dân ĐBSCL đang bức xúc khi sản xuất lúa, cá tra đã lâm vào tình trạng khó khăn kéo dài trong suốt 2 năm qua, nhưng cơ quan quản lý và chính quyền các cấp vẫn chưa đưa ra được giải pháp cụ thể nào, khiến cuộc sống của người nông dân vẫn mãi bấp bênh theo mùa vụ.

2 năm trở lại đây, giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng lúa đang chững lại; thu nhập của người trồng lúa đang giảm dần do giá bán (đầu ra) không tăng nhưng chi phí đầu vào như vật tư, phân bón lại tăng liên tục. Người trồng lúa vẫn đang không biết đến bao giờ có được khoản lợi nhuận 30% mà các nhà quản lý đã cam kết.

Đối với con cá tra, hiện người nuôi cá đang thua lỗ 3.000 đồng/kg, nguyên nhân là giá thức ăn tăng cao. Chính giá vật tư nông nghiệp, giá thức ăn là chi phí lớn nhất trong sản xuất làm ảnh hưởng tới giá thành. Rất nhiều người không có vốn, mua vật tư dạng “ký sổ”, bị đại lý cộng thêm lãi nợ vào giá bán, lãi này được tính cao hơn cả lãi ngân hàng.

Giá thành sản xuất tăng thêm, bán xong họ trắng tay. Vẫn biết rằng, vật tư, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ góp phần giảm giá thành, nhưng những năm gần đây ở ĐBSCL có tình trạng, cứ vào đầu vụ thì giá vật tư tăng và nông dân là người phải gánh chịu.

Trong lúc ngành nông nghiệp ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn, người nông dân trồng lúa và nuôi cá đang kiệt sức vì giá cả bấp bênh, càng sản xuất càng thua lỗ, họ lại gặp phải rất nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay, khiến nhiều gia đình đã phải chấp nhận đi vay “tín dụng đen”.

Vẫn biết rằng khó khăn của ngành nông nghiệp ĐBSCL hiện nay có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nhiều chuyên gia cũng thẳng thắn cho rằng, có một nguyên nhân quan trọng là do chúng ta buông lỏng quản lý, phát triển thiếu quy hoạch, đặc biệt là không có cơ chế hỗ trợ người nông dân mang tính bền vững. Những chính sách áp dụng thời gian qua như thu mua tạm trữ lúa gạo, cho vay vốn ưu đãi được đánh giá là rất tốt nhưng nó chỉ được áp dụng khi người nông dân đã gặp khó khăn.

Những người hoạch định chính sách đều biết là chỉ đến khi nào đất nước xây dựng được một nền “nông nghiệp chất lượng cao” thì lúc đó đất nước mới có được một nền nông nghiệp phát triển bền vững, đủ sức hội nhập và cạnh tranh, và người trồng lúa, nuôi cá mới có được cuộc sống ổn định, sung túc. “Nông nghiệp chất lượng cao” ở đây được nhiều chuyên gia phân tích có rất nhiều nghĩa, trong đó có việc cơ chế, chính sách đề ra cho phát triển nông nghiệp cũng phải đạt “chất lượng cao” mới có khả năng biến những mục tiêu đề ra thành hiện thực, mà mục tiêu cụ thể được lấy làm thước đo là thu nhập và đời sống của nông dân ngày càng tốt hơn.

Muốn vậy, hơn lúc nào hết, mọi nguồn lực và tâm trí cần phải được tập trung vào thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: “ĐBSCL cần phát triển bền vững thương hiệu lúa và cá tra”.

Tuy nhiên, để làm được những điều này đòi hỏi phải có rất nhiều thời gian. Còn ở thời điểm trước mắt, người trồng lúa, nuôi cá tra ở ĐBSCL đang rất mong chờ các cơ quan quản lý đưa ra được những giải pháp cụ thể khắc phục thực trạng được mùa nhưng người nông dân không mấy vui, mà ngược lại còn đang “méo mặt” vì hạt gạo, con cá gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chính cuộc sống của họ.


Có thể bạn quan tâm

Để giảm tổn thương cho chăn nuôi Bình Thuận Để giảm tổn thương cho chăn nuôi Bình Thuận

Hơn 1 tuần qua, cụm từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vang lên ở nhiều nơi. Bên cạnh niềm vui, không tránh khỏi những nghĩ suy, lo lắng trước không ít thách thức mà TPP đưa đến.

18/10/2015
Hội Nông dân thị xã Bỉm Sơn tổ chức trao đổi kinh nghiệm mô hình chăn nuôi gà ta liên kết 5 nhà Hội Nông dân thị xã Bỉm Sơn tổ chức trao đổi kinh nghiệm mô hình chăn nuôi gà ta liên kết 5 nhà

Vừa qua, Hội Nông dân thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến trao đổi kinh nghiệm mô hình chăn nuôi gà ta theo mô hình liên kết 5 nhà (nhà chăn nuôi - con giống - thức ăn - thú y - tiêu thụ sản phẩm) cho cán bộ hội nông dân các xã, phường.

18/10/2015
Khởi công xây dựng trang trại nuôi lợn nái quy mô 300 con Khởi công xây dựng trang trại nuôi lợn nái quy mô 300 con

Lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII, sáng 14/10, UBND huyện Vũ Quang tổ chức khởi công Trang trại chăn nuôi lợn nái tại thôn Hợp Lý, xã Hương Minh.

18/10/2015
Thu 140 triệu đồng/ha cao su thanh lý Thu 140 triệu đồng/ha cao su thanh lý

Tại hội thảo về tính hợp pháp của gỗ cho ngành cao su Việt Nam tổ chức ở TPHCM, tiến sĩ Trần Thị Thúy Hoa, Chánh Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, cho biết hiệp hội khuyến cáo đối với các vườn cao su khai thác lâu năm (khoảng 27 - 28 năm).

18/10/2015
Thực hiện Dự án Nâng cao năng suất, chất lượng cà chua tại Lâm Đồng Thực hiện Dự án Nâng cao năng suất, chất lượng cà chua tại Lâm Đồng

Sáng ngày 12/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Phạm S cùng với Phó Thống đốc tỉnh Đông Flander (Vương quốc Bỉ), Geert Versnick tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ thực hiện Dự án Nâng cao năng suất, chất lượng canh tác cà chua tại Lâm Đồng.

18/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.