Lợn bị ngộ độc do thức ăn và cách xử lý
1. Ngộ độc nấm mốc:
Lợn có biểu hiện: Yếu, bỏ ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phân đen, có thể bị nôn, đi lại loạng choạng, sốt nhẹ, da và niêm mạc vàng, có thể bị co giật và chết.
2. Ngộ độc sắn:
Lợn có biểu hiện: Sùi bọt mép, co giật đồng tử mắt, toát mồ hôi, tăng nhu động ruột và bài tiết phân, nước tiểu…
3. Ngộ độc khoai tây:
Khi sử dụng khoai tây mọc mầm hoặc phần củ có màu xanh. Những biểu hiện bao gồm: bỏ ăn, buồn nôn, tiêu chảy, niêm mạc tím tái, có thể gây bại liệt nhẹ. Khi bị nhiễm độc nhẹ trong thời gian dài lợn có biểu hiện ỉa chảy, nổi ban, viêm da vùng da mỏng. Lợn nái có thể bị sảy thai hoặc con sinh ra yếu.
4. Ngộ độc thuốc trừ sâu:
Con vật đau đớn, vật vã, nôn mửa, tiêu chảy, tim đập yếu và chết.
5. Điều trị:
Khi lợn bị ngộ độc thức ăn, ta tiến hành sơ cứu như sau:
Loại bỏ nguyên nhân gây ngộ độc (thức ăn, nước uống…) bằng cách:
- Lấy 1 lạng than củi nghiền nhỏ, tán mịn, chia 3 phần, mỗi lần lấy 1 phần, hòa với 1 chén nước cho lợn uống, ngày uống 2 lần (có thể mua than hoạt tính ở cửa hàng tân dược).
- Có thể cho lợn uống một ít mùn thớt để lợn nôn hết thức ăn có độc ra ngoài.
- Dùng nõn chuối mềm, đưa vào cổ họng lợn, kích thích cho lợn nôn, sau khi lợn nôn hết thức ăn có độc nên cho lợn uống bột mịn than củi khử hết chất độc đã có trong đường tiêu hóa.
- Dùng ống cao su thụt rửa dạ dày lợn.
- Cho uống chất nhuận tràng (Natri sulphats hoặc Manhe sulphats 5g/10 kg trọng lượng).
Khi biết chính xác lợn bị ngộ độc sắn (say sắn) hoặc lá và cây vòi voi, cho lợn nôn hết thức ăn ra, sau đó cho uống nước đường hoặc nước mía tươi (1 cốc). Nếu có điều kiện, tiêm gluco 5% và tiêm Vitamin C 5%, tiêm cafein vào bắp thịt thì lợn chóng bình phục hơn.
Ngộ độc bã rượu (bỗng rượu), thực chất là lợn bị say rượu, ta phải “giã” rượu cho lợn bằng các cách sau:
- Lấy 1 nắm nõn lá dong gói bánh chưng giã nát, thêm nước lạnh, gạn lấy 1 bát nước cho lợn uống.
- Đậu xanh (đậu tằm) xay, bỏ vỏ, nấu cháo cho lợn ăn.
- Cho uống nước chanh (trung hòa rượu bằng axit).
Có thể bạn quan tâm
Đây là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus gây ra, đặc trưng bởi những triệu chứng xảy ra thình lình nhưng chóng khỏi, con vật sốt cao, ho, thở khó. Chủ yếu ở heo con còn bú (1-2 tháng tuổi). Heo trưởng thành cũng có thể mắc bệnh nhưng nhẹ hơn. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp.
Để thắng lớn trong nghề chăn nuôi heo, người nuôi cần chủ động phòng bệnh cho heo nhằm giảm thiểu rủi ro. Có 3 yếu tố quan trọng bà con nông dân nên chú ý để đàn heo được khỏe mạnh.
Bệnh viêm khớp trên heo con là một trong những nguyên nhân chính gây chết heo trước khi cai sữa. Những heo con khỏi bệnh sẽ bị dị tật và có dáng đi khập khiễng, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giảm hấp thu, chậm lớn, làm tăng tiêu tốn thức ăn.