Bí quyết nuôi heo khỏe
1. Tiêm vắc xin định kỳ
Việc tiêm vắc xin để ngừa một số bệnh nguy hiểm trên heo đã được đưa vào Pháp lệnh Thú y và bắt buộc người chăn nuôi phải thực hiện. Có 3 hình thức tiêm là tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung (khi heo chưa được tiêm đúng kỳ), tiêm phòng khẩn cấp (trong trường hợp có dịch).
Các bệnh bắt buộc phải tiêm phòng gồm lở mồm long móng (tiêm trên nái và heo con lúc 40 ngày tuổi), dịch tả (tiêm trên nái và heo con lúc 30 ngày tuổi), tụ huyết trùng (tiêm trên heo nái và heo con lúc 30 ngày tuổi). Bên cạnh đó, người nuôi có thể chủ động tiêm ngừa một số bệnh phổ biến khác ở heo như bệnh suyễn (tiêm khi heo 7-10 ngày tuổi), bệnh còi cọc (tiêm khi heo 14 ngày tuổi), phó thương hàn (tiêm khi heo 20 ngày tuổi, thường tiêm cho lợn nái)...
Khi bắt đàn heo từ nơi khác về nuôi, người nuôi nếu không biết chắc heo đã được tiêm phòng thì nên tiêm bổ sung lại. Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm kháng sinh để phòng bệnh.
2. Vệ sinh chuồng trại, khử trùng thường xuyên
Phần lớn những bệnh ở heo đều liên quan đến yếu tố vệ sinh chuồng trại. Mầm bệnh sẽ gây bệnh trên vật nuôi khi chúng phát triển đủ mạnh, kết hợp với quy trình phòng bệnh và dinh dưỡng không tốt. Do đó, người nuôi nên chú ý quét dọn sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, tránh để ngập phân, nước tiểu heo. Định kỳ hàng tháng nên dùng thuốc sát trùng tiêu độc một lần giúp giảm mật độ mầm bệnh trong môi trường. Máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi cần được rửa sạch, phơi nắng hoặc dội nước sôi khử trùng hàng ngày.
Bên cạnh đó, nên tạo không gian hợp lý, không để heo chen chúc quá chật hẹp, dầm mình trong chuồng.
3. Dinh dưỡng tăng sức đề kháng
Ngoài những căn bệnh nguy hiểm trên thì rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp nhất ở heo, tuy không quá nghiêm trọng nhưng có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng đến suốt quá trình tăng trưởng của chúng. Heo bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa thường có biểu hiện ốm, ăn ít, phân lỏng các dạng. Ngoài ra, rất dễ xảy ra tình trạng heo bị tiêu chảy hàng loạt, thường bắt đầu bằng hiện tượng ăn không tiêu, đầy bụng, đi phân lỏng, mùi hôi, tanh.
Hiện tượng này cho thấy hệ miễn dịch của heo đang suy yếu mà nguyên nhân rất có thể là do nguồn thức ăn. Do đó, người nuôi cần chú ý tăng sức đề kháng cho heo ngay từ những bữa ăn hàng ngày bằng cách sử dụng cám có bổ sung enzyme tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy, có 2 loại enzyme quan trọng giúp hệ tiêu hóa tăng khả năng hấp thụ thức ăn là Phytase (phân giải Phytate) và Xylanase (phân giải chất xơ).
Nếu như enzyme Phytase giúp phân nhỏ các chất khó tiêu thành các dưỡng chất cần thiết, giảm sự mất chất nội sinh, cung cấp Inositol (một vitamin đặc biệt) thì enzyme Xylanse giúp giảm độ nhớt thành ruột, làm thông thoáng thành tế bào và sản sinh prebiotic (thức ăn cho lợi khuẩn) hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Có thể bạn quan tâm
Thức ăn có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình chăn nuôi heo thịt. Thức ăn giúp cho con giống phát triển tốt, tùy theo từng giai đoạn phát triển của heo thịt mà cung cấp khẩu phần hợp lý để đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho heo thịt.
Thời gian mang thai của heo nái bình quân: 114 ngày, trong thời gian mang thai việc nuôi dưỡng và chăm sóc heo cần lưu ý các vấn đề sau:
Tỷ lệ nạc là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thịt lợn, đồng thời cũng là một yếu tố quyết định tới năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Để nâng cao tỷ lệ nạc (nâng cao chất lượng thịt lợn) cần trú trọng các yếu tố sau đây: