Lợi nhuận trên 100 tỷ đồng từ cánh đồng mẫu lớn
Các công trình hạ tầng phục vụ đáng kể vào sản xuất lúa trong CĐML.
Ngoài ra, mô hình này còn tác động đến nhận thức nông dân trong sử dụng giống lúa chất lượng, xuống giống đúng lịch thời vụ, ghi chép sổ tay, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư.
Cũng theo Ban quản lý dự án, trong 4 năm qua, tổng kinh phí hỗ trợ lúa giống cho nông dân tham gia là trên 600 triệu đồng; có 240 hộ được hỗ trợ mua máy phục vụ sản xuất, với số tiền trên 1 tỷ đồng.
Tân Long sản xuất lúa theo CĐML vào năm 2011 với khoảng 400ha, đến nay đã tăng lên trên 550ha, với gần 1.000 nông dân tham gia. Trong đó, có 24ha đạt chứng nhận VietGAP.
Có thể bạn quan tâm
Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”: giá cá sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng…
Trong khi các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang tìm mọi cách để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải của vật nuôi thì người dân xã Yên Hòa (Yên Mỹ - Hưng Yên) đã và đang áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và hạn chế dịch bệnh, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.
Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.
Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã thử nghiệm thành công nhiều giải pháp diệt trừ tình trạng sùng trắng (ấu trùng của bọ hung) hoành hành phá hoại cây trồng, gây thiệt hại cho nhà vườn tại huyện Đạ Huoai trong nhiều năm qua.
Chọn dê đực giống dựa trên dòng giống, khả năng sinh trưởng và phát triển, ngoại hình, tính hăng và đặc biệt là khả năng phối giống thụ thai, phẩm chất đời con sinh ra tốt.