Khô Hạn Trên Diện Rộng, Nhiều Diện Tích Ngô Chết Cháy
Trong đợt nắng nóng kéo dài những ngày qua đã làm cho nhiều diện tích ngô, lúa ở các huyện vùng cao Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn… bị héo khô vì hạn hán.
Người dân địa phương cho biết, mặc dù trong ngày 30/5, một số nơi đã có mưa nhỏ, nhưng cũng chưa đủ để cứu những nương ngô đang héo rũ vì nắng hạn.
Ông Nông Văn Minh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương cho biết: Tình hình khô hạn kéo dài đúng vào thời điểm cây ngô trổ cờ, phun râu nên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng. Theo thống kê sơ bộ, toàn huyện có hơn 1.000 ha ngô bị héo, lá ngả vàng không còn khả năng thụ phấn, nguy cơ mất mùa ngô đang hiện hữu.
Trong những ngày tới, nếu không có mưa, nhiều diện tích ngô cũng sẽ bị chết vì khô hạn. Một số hộ nông dân biết khả năng cây ngô không thể cho thu hoạch do nắng hạn đã cắt bỏ mang về làm thức ăn cho gia súc.
Tại huyện Si Ma Cai, nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích ngô đang có nguy cơ chết hàng loạt. Hiện, địa phương này có 329 ha ngô bị thiệt hại tới hơn 70%; 1.100 ha bị ảnh hưởng từ 30 đến 70% và 214 ha bị ảnh hưởng dưới 30%. Ngoài ra, hàng trăm ha lúa ruộng, lúa nương, đậu tương, lạc, thuốc là cùng bị ảnh hưởng do nắng hạn kéo dài.
Ngành nông nghiệp huyện chỉ đạo các xã vận động nhân dân tiến hành tưới ẩm những vùng có điều kiện về nguồn nước, hướng dẫn người nông dân khắc phục nắng hạn cho cây ngô, nhất là số diện tích cây ngô mới chỉ bị héo lá vẫn còn khả năng cho ra bắp.
Tương tự, các huyện Bắc Hà, Văn Bàn, Bát Xát, diện tích ngô xuân, lúa xuân cũng đang đứng trước nguy cơ giảm năng suất và sản lượng do hạn hán.
Trước tình hình hạn hán diễn ra ngày càng gay gắt, Ban Chỉ đạo chống hạn tỉnh Lào Cai đã khẩn trương xây dựng phương án chống hạn và triển khai hỗ trợ các địa phương nguồn lực, vật lực để làm tốt công tác chống hạn.
Có thể bạn quan tâm
Do chí phí đầu tư thấp, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao nên cây rong sụn đang là đối tượng nuôi trồng được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lựa chọn, góp phần giúp đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn.
Trước tình trạng nghêu chết hàng loạt tại một số địa phương ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Hải dương học Nha Trang và Cục Thú y đã phối hợp với các địa phương điều tra, nguyên nhân được xác định là do nắng nóng, môi trường khắc nghiệt cộng với việc người dân ham lợi nhuận thả nuôi mật độ cao.
Trong khi một số vùng trồng bắp lấy hạt bị thất mùa do ảnh hưởng thời tiết thì mô hình trồng bắp lấy thân để bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) mở ra hướng làm ăn mới…
Điểm nhấn trong bức tranh khởi sắc về kinh tế nông hộ của xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) những năm qua có thể kể đến là mô hình kinh tế lợn - cá. Nhờ mô hình này mà hàng chục hộ nông dân nơi đây đã trở thành triệu phú với mức thu nhập bình quân hàng năm sau khi trừ chi phí đạt từ 150 - 200 triệu đồng/mô hình.
Điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, hiện có khoảng 38% diện tích cà phê tái canh của hộ gia đình ở vùng Tây Nguyên (trong đó có Lâm Đồng) đang bị vàng lá, khô cành… do trồng trên đất không đủ thời gian luân canh, nên đã tạo ra môi trường thuận lợi để các tuyến trùng phát triển nhanh trong đất, gây hại bộ rễ cây.