Loài tôm kỳ lạ có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Các nhà khoa học vừa mới tìm thấy một loài tôm sống ở gần miệng núi lửa cực sâu dưới đáy biển Caribe, nơi nhiệt độ nước có thể lên tới 450 độ C.
Loài tôm kỳ lạ có thể sống trong nước nóng 450 độ C - Tôm Rimicaris hybisae
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới. Chúng sống ở độ sâu dưới 5.000m, trong một khe nứt dưới đáy biển nơi có một ngọn núi lửa được biết tới với tên gọi là "Khói đen" vẫn đang phun các dòng nước nóng vào đại dương.
Tôm Rimicaris hybisae sống trong môi trường có nhiệt độ nước cao gấp 4,5 lần nhiệt độ nước sôi mà không bị nấu chín. Ảnh: redlegagenda
Nhưng bất chấp điều kiện khắc nghiệt, những con tôm được đặt tên là Rimicaris hybisae vẫn sống thành từng đàn lên đến 2.000 con/m2 xung quanh miệng núi lửa cao 6m với vô số các lỗ thông hơi.
Hàng ngàn con tôm Rimicaris hybisae bám xung quanh các lỗ thông hơi ở miệng núi lửa "Khói đen".
Các lỗ thông hơi này thường phun các chất lỏng nóng, nhiều đồng vào trong lòng đại dương. Các nhà khoa học không đo được nhiệt độ chính xác ở các lỗ thông hơi, nhưng theo ước tính của họ, nhiệt độ nước ở đây có thể nóng hơn 450 độ C.
Phát hiện trên thuộc về nhóm nghiên cứu địa hóa học Đại dương của Trung tâm Hải dương học Quốc gia ở Southampton trong chuyến thám hiểm diễn ra vào tháng 4/2010.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm đa dạng đối tượng nuôi biển thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Ninh Thuận đã nghiên cứu nhân giống, sản xuất thành công giống cá mú Trân Châu
Tìm hiểu về kỹ thuật sinh thái trong ao nuôi và một số dạng hệ thống sinh thái đang được áp dụng.
Các nhà khoa học Trung Quốc kết luận rằng rOmpNs có thể tạo ra phản ứng miễn dịch và tạo ra sự bảo vệ cá da trơn chống lại bệnh gan thận mủ.