Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nhân giống thành công cá mú trân châu tại Ninh Thuận

Nhân giống thành công cá mú trân châu tại Ninh Thuận
Tác giả: Nguyễn Thành
Ngày đăng: 06/03/2021

Nhằm đa dạng đối tượng nuôi biển thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Ninh Thuận đã nghiên cứu nhân giống, sản xuất thành công giống cá mú Trân Châu, mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới từ loại cá biển cho giá trị kinh tế cao này.

Cá mú Trân Châu giống do Trung tâm giống hải sản cấp I (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận) nghiên cứu sản xuất thành công. Ảnh: Nguyễn Thành.

Vì vậy, để chủ động nguồn giống, Trung tâm giống hải sản cấp I Ninh Thuận (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận) đã nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá mú Trân Châu nhằm phục vụ nhu cầu nuôi cá mú thương phẩm cho người dân trong và ngoài tỉnh. Từ đó, hạn chế tình trạng phụ thuộc vào nhập ngoại giống cá mú Trân Châu như hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm giống hải sản cấp I Ninh Thuận cho biết, cá mú Trân Châu là con lai giữa cá mú Nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) và cá mú Cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus), đây là loại cá biển mới có giá trị kinh tế cao được các nước như Trung Quốc, Indonesia sản xuất giống thành công. Tại Việt Nam hiện mới có một số Viện nghiên cứu, đại học thủy sản bước đầu nghiên cứu, sản xuất.

Việc Ninh Thuận sản xuất thành công giống cá mú Trân Châu có nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển giống cá này tại Việt Nam. Theo đó, nguồn cá thí nghiệm được sản xuất tại trại thực nghiệm của Trung tâm, quá trình sản xuất giống cá mú Trân châu trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tuyển chọn trứng từ những cơ sở có uy tín, đảm bảo tỷ lệ thụ tinh và các yếu tố nhiệt độ, môi trường nước, độ mặn, độ kiềm...trước khi đưa trứng vào ấp.

Sau khi trứng nở 10 – 12 giờ, tiến hành thu những cá thể cá bột khỏe mạnh, loại bỏ cá bột yếu, dị hình, định lượng số lượng cá và thả vào ao nuôi. Tiếp tục đảm bảo môi trường nước, nhiệt độ, các yếu tố sinh hóa ao nuôi, cung cấp nguồn thức ăn ấu trùng phù hợp, đúng liều lượng cho cá. Duy trì sục khí suốt quá trình ương nuôi. Sau 25 - 30 ngày, chuyển cá vào trại sản xuất để phân cỡ và tiếp tục nuôi giai đoạn 2.

Số lượng cá bột đưa vào sản xuất thử nghiệm 100.000 con. Sau thời gian 2,5 tháng ương nuôi từ lúc trứng thụ tinh đến khi cá có kích cỡ 5 -7 cm (giai đoạn cá giống) đạt 5.000 con, tỷ lệ cá sống đến giai đoạn cá hương đạt 12%, đến giai đoạn cá giống 5%. Vừa qua, số giống cá mú Trân Châu sản xuất thành công đã hỗ trợ cho hai hộ nuôi để theo dõi khả năng thích nghi, sinh trưởng và hiệu quả kinh tế.

"Hiện nay, Trung tâm giống hải sản cấp I Ninh Thuận đang tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc để nâng cao tỷ lệ sống trong sản xuất giống cá mú Trân Châu và tiến tới sản xuất nguồn giống đại trà. Đồng thời, hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá mú Trân Châu thương phẩm để các hộ nuôi phát triển nhân rộng trong thời gian tới.", ông Nguyễn Văn Dũng cho biết thêm.

Tại một số địa phương, cá mú Trân Châu được các hộ nuôi trong lồng bè hoặc ao đìa, bể. Sau 8 -10 tháng nuôi (tùy theo kích cỡ của cá giống) là có thể thu hoạch cá thịt, kích cỡ cá thương phẩm đạt từ 0,8 – trên 1kg/con. Do là loài cá mú lai nên cá mú Trân Châu có sức sinh trưởng nhanh, khả năng kháng bệnh cao, dễ chăm sóc hơn các loài cá mú khác (cá mú Chấm đen khoảng 14 tháng cho thu hoạch).

Loài cá mú Trân Châu có màu sọc rằn đen vàng, thịt cá dai, chắc và thơm ngọt, chứa nhiều chất dinh dưỡng dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Hiện tại, cá mú Trân châu chủ yếu được bán và chế biến trong các nhà hàng, khách sạn và luôn được coi là đặc sản. Tùy từng thời điểm cá mú Trân Châu tươi sống có giá giao động từ 200.000 đến trên 300.000 đồng/kg.

Cùng với sản xuất giống cá mú Trân Châu, hiện nay Trung tâm giống hải sản cấp I Ninh Thuận đang tiến hành sản xuất nguồn giống các loại cá biển có giá trị kinh tế cao khác như: Cá bớp, cá chẽm, cá chim vây vàng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người nuôi.

Tỉnh Ninh Thuận có đường bờ biển dài hơn 105 km cùng với hệ thống đầm, vịnh, ao đìa đa dạng cộng thêm môi trường biển, nhiệt độ và độ mặn tại một số khu vực rất thích hợp nuôi các loại cá biển. Bên cạnh đó, tỉnh có khu quy hoạch để sản xuất giống lợ mặn và các trại giống dễ dàng sản xuất giống cá biển, cá mú. Từ những ưu điểm trên, nuôi cá mú Trân Châu sẽ có nhiều triển vọng phát triển tại Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.


Có thể bạn quan tâm

Cá ngừ vây xanh và bài học từ ngành thủy sản chất lượng cao Nhật Bản Cá ngừ vây xanh và bài học từ ngành thủy sản chất lượng cao Nhật Bản

Phiên chợ bán đấu giá cá ngừ Nhật Bản luôn được chứng kiến phần đấu giá cá ngừ vây xanh, thức ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có hương vị đặc biệt.

06/03/2021
Vibrio diabolicus - Vi khuẩn mới, gây bệnh trên thủy sản Vibrio diabolicus - Vi khuẩn mới, gây bệnh trên thủy sản

Vibrio diabolicus, lần đầu tiên được phân lập ở độ sâu 2600m, trong khu vực đông Thái Bình Dương. Đây được xác định là một loài mới của chi Vibrio

06/03/2021
Vai trò của nhóm vi khuẩn Bacillus Spp. trong quản lý môi trường ao nuôi thủy sản Vai trò của nhóm vi khuẩn Bacillus Spp. trong quản lý môi trường ao nuôi thủy sản

Nuôi trồng thủy sản hiện đang là hoạt động sản xuất không thể thiếu nhằm thỏa mãn nhu cầu thực phẩm của con người.

06/03/2021