Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết Trong Sản Xuất Rau An Toàn: Vẫn Khó Đầu Ra

Liên Kết Trong Sản Xuất Rau An Toàn: Vẫn Khó Đầu Ra
Ngày đăng: 19/06/2012

KTĐT - Năm 2010, mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất rau an toàn (RAT) được triển khai tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, trong đó, Công ty TNHH Hương Cảnh đứng ra thu mua sản phẩm cho người dân.

Tuy nhiên, sau hai năm triển khai, lượng rau doanh nghiệp thu mua được còn quá ít so với sản lượng sản xuất ra hàng ngày.

Trên cánh đồng rau bạt ngàn với ớt, cà pháo, bí, dưa… đang vào vụ thu hoạch, ông Đào Văn Anh, thôn Trung Quan, xã Văn Đức nhễ nhại mồ hôi, vác từng bao cà pháo mới thu hoạch lên bờ ngậm ngùi cho biết: "Mỗi ngày công ty chỉ mua được khoảng vài chục cân cà pháo trong khi riêng nhà tôi cũng thu được 150 kg/ngày". Do vậy, hàng ngày, ông Anh phải chở rau sang tận chợ đầu mối Đền Lừ (quận Hoàng Mai) để tiêu thụ.

Chị Nguyễn Thị Ngọc, chủ ruộng rau kế bên cũng thở dài cho biết, từ mấy năm nay, toàn bộ hơn 1 mẫu ruộng của gia đình chuyển sang trồng rau, sản lượng thu hoạch có lúc lên tới hàng tấn/ngày. Tuy nhiên, lượng thu mua của phía công ty còn ít, lại không có người chạy chợ nên chị phải bán cả ruộng cho thương lái. "Nếu được thu mua hết toàn bộ số rau, chúng tôi sẽ bớt lo về đầu ra hơn" - chị Ngọc tâm sự.

Theo HTX Nông nghiệp xã Văn Đức, toàn xã có 250ha trồng rau, sản lượng 20.000 tấn/năm. Thu nhập từ rau bình quân đạt 15 - 17 triệu đồng/sào/năm với rau ăn lá, 18 - 20 triệu đồng/sào/năm với rau ăn quả, củ. Tuy nhiên, lo lắng nhất hiện nay vẫn là đầu ra cho sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Văn Đức cho biết, chủ yếu rau vẫn được tiêu thụ tại các chợ đầu mối. Trong khi đó, mô hình liên kết với Công ty Hương Cảnh vẫn còn nhiều hạn chế. Trước năm 2011, diện tích liên kết tiêu thụ RAT 50ha, tuy nhiên, hiện nay, công ty chỉ thu mua được 25ha rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Công ty Hương Cảnh có công suất chế biến khoảng 35 tấn rau/ngày đêm, nhưng thời điểm cuối năm 2011, lượng rau thu mua của công ty mới đạt 3 - 4 tấn/ngày và hiện bình quân chỉ đạt 1,5 tấn/ngày. Ông Phạm Văn Hưng, cán bộ phụ trách sản xuất của Công ty Hương Cảnh cho biết, công ty mới chỉ bố trí được 1 ca làm việc mỗi ngày cho công nhân với khoảng 9 người, vì ngay cả đầu ra của công ty cũng gặp khó khăn. Hiện mới chỉ tiêu thụ được tại 20 điểm phân phối của các hệ thống siêu thị lớn như FiviMark, BigC, Intimex, Hapro và trên 10 điểm siêu thị lẻ trên địa bàn Hà Nội.

Mở rộng liên kết

Công ty Hương Cảnh đang tìm cách mở rộng kênh phân phối để tăng lượng thu mua RAT cho người dân và dự tính bố trí thêm 1 ca làm việc, nâng tổng số công nhân lên 15 người. Tuy nhiên, theo nhiều nông dân, nếu chỉ trông chờ vào một doanh nghiệp, việc tiêu thụ sản phẩm vẫn rất khó khăn. Do đó, HTX Nông nghiệp và địa phương cần mở rộng liên kết với nhiều công ty, doanh nghiệp để tham gia vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ RAT.

Từ tháng 11/2011, Chi cục Bảo vệ thực vật đã triển khai dán nhãn truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm RAT Văn Đức. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ gắn nhãn được 1/5 lượng rau tiêu thụ hàng ngày.
Ông Nguyễn Văn Minh cho hay, giải pháp hiện nay là tập trung sản xuất theo hướng VietGAP. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp đầu tư sơ chế, tiêu thụ, còn HTX tập trung vào khâu sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Ngoài ra, các sở, ngành, quan tâm đầu tư đồng bộ hóa hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất. Toàn xã có 14km đường kênh mương nhưng mới cứng hóa được 30%. Hệ thống điện chủ yếu do người dân tự mắc ra, chưa có đường dây riêng phục vụ sản xuất.

Trước mắt, HTX Nông nghiệp Văn Đức đang xúc tiến ký hợp đồng với một số đơn vị doanh nghiệp để mở rộng đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết được với một số doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc để xuất sản phẩm sang thị trường này, chủ yếu là các mặt hàng cải bắp, cải thảo… Hy vọng, với những động thái này, đầu ra cho RAT ở Văn Đức sẽ được tháo gỡ phần nào.

Có thể bạn quan tâm

Hồng Đà Lạt Bị Bệnh Giác Ban Tấn Công Hồng Đà Lạt Bị Bệnh Giác Ban Tấn Công

Bệnh giác ban là loại bệnh khiến lá hồng xoăn lại, rụng lá và trái. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, vào những tháng 6, 7, 8 đồng thời là những tháng hồng ra hoa kết trái. Chính bởi vậy nên năng suất hồng giảm nhiều, ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch của người trồng hồng.

04/10/2014
Bòn Bon Thái Cần Giải Pháp Để Nhân Rộng Bòn Bon Thái Cần Giải Pháp Để Nhân Rộng

Bòn bon là một trong những loại trái cây sạch và an toàn do hầu hết đều sinh trưởng và kết trái trong điều kiện tự nhiên. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bòn bon, tuy nhiên, bòn bon Thái hay còn gọi là Longkong (tiếng Thái) được người dân ưa chuộng vì trái to, thịt giòn, ngọt, hột lép hơn trái bòn bon thường.

04/10/2014
Giá Bò “Sinh Sản” Tăng Mạnh Giá Bò “Sinh Sản” Tăng Mạnh

Tuy giá bò đang tăng cao nhưng người chăn nuôi vẫn không ngần ngại bỏ vốn đầu tư khiến cơn sốt giá bò sinh sản hiện nay chưa có dấu hiệu dừng lại.

04/10/2014
Hạt Giống CP Việt Nam Tri Ân Nông Dân Hạt Giống CP Việt Nam Tri Ân Nông Dân

Xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là vùng bán sơn địa nắng nóng quanh năm, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn. Từ khi Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam liên kết SX hạt giống ngô lai F1 đã giúp bà con nơi đây ngày càng khấm khá...

04/10/2014
Thung Lũng Trong Mơ Thung Lũng Trong Mơ

Mưa xiên móc trắng nhờ nhờ khắp triền thung. Lũ hươu đang nằm dài trên bãi cỏ nghe tiếng “lộc lộc” của chủ nhân cả đàn nghển cổ, co giò chạy lại, ngoan như những chú dê con. Mùa xuân cây cối nảy lộc hươu cũng mọc nhung nên người nuôi thường kêu chúng là “lộc, lộc”.

04/10/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.