Liên kết sản xuất nâng cao chuỗi giá trị giống lúa ST20 Sóc Trăng

Giống ST20 mang nhiều đặc điểm nổi trội như có mùi thơm; hạt gạo trong, rất dài và thon phù hợp tiêu chuẩn gạo thơm BE 2541 của Thái Lan; cơm dẻo, vị ngọt; hàm lượng đạm cao hơn gấp rưỡi gạo thường.
Nhờ chất lượng gạo thơm ngon đặc biệt nên giá gạo ST20 luôn bán được giá cao ở cả thị trường trong nước (20 – 25 ngàn đồng/kg) và xuất khẩu (có thể đạt giá 800 USD/tấn).
Với giá bán này, chuỗi giá trị gạo ST20 là một trong những chuỗi giá trị lúa gạo đạt hiệu quả cao hàng đầu hiện nay.
Theo đó, các công ty liên kết với các Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT) xây dựng vùng nguyên liệu bằng cách đầu tư giống ST20 tốt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với sản xuất lúa thơm và hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra.
Trung tâm Khuyến nông, phòng Nông nghiệp & PTNT tập huấn, hướng dẫn nông dân canh tác theo đúng quy trình sản xuất lúa thơm ST20.
Chính việc sản xuất lúa “bài bản” đã tạo ra sản phẩm ST20 “chính hiệu”, có chất lượng bảo đảm nên bán được giá cao.
Liên kết sản xuất lúa thơm ST20 đem lại “lợi ích kép” cho cả người trồng lúa lẫn doanh nghiệp.
Người sản xuất bớt được các khâu trung gian ở cả đầu vào lẫn đầu ra, nên giảm được chi phí; doanh nghiệp có được nguyên liệu đồng đều, bảo đảm chất lượng ổn định.
Ông Nguyễn Văn Của ở THT sản xuất lúa Mỹ Lợi A, thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa cho biết, nông dân trong THT hợp đồng với Công ty TNHH ADC sản xuất lúa ST20 trong các vụ mùa nắng đạt năng suất trung bình 6,8 tấn/ha, giá bán 6.500 – 6.600 đồng/kg (cao hơn lúa thơm khác khoảng 1.000 đồng/kg), lợi nhuận bình quân đạt gần 30 triệu đồng/ha, gấp rưỡi so với trồng các giống lúa khác.
Còn nông dân Nguyễn Phú Quốc, phường 2, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho rằng, giống ST20 có thời gian sinh trưởng 110 - 115 ngày đối với lúa sạ thẳng nên thích hợp ở vùng trồng 2 vụ lúa/năm;
Giống ST20 thấp và cứng cây, dễ làm, năng suất không thua kém bao nhiêu so với các giống phổ biến tại địa phương, được bao tiêu với giá cao nên ai cũng phấn khởi và yên tâm sản xuất.
Tham quan lúa ST20 Sóc Trăng
Ông Nguyễn Minh Trí - Trưởng trạm Khuyến nông thị xã Ngã Năm lưu ý nông dân sản xuất ST20 nên sạ thưa, thời vụ thích hợp là vụ Đông Xuân chính vụ (tránh thời tiết lạnh rơi vào giai đoạn hoa lúa đang hình thành hạt phấn); bón bổ sung phân trung vi lượng để tăng chất lượng gạo; thu hoạch đúng độ chín để hạn chế rơi rụng.
Được biết, nhiều doanh nghiệp đã và đang liên kết với các HTX, THT để sản xuất lúa ST20 cả ở vùng chuyên lúa và tôm – lúa tại Sóc Trăng và Cà Mau với diện tích hàng ngàn ha, được chính quyền hoan nghênh và nông dân đồng tình hưởng ứng.
Có thể bạn quan tâm

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.