Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết 4 Nhà Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP

Liên Kết 4 Nhà Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP
Ngày đăng: 03/06/2013

Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.

Thực tế cho thấy, khi triển khai ở dạng mô hình trình diễn, doanh nghiệp thu mua lúa cao hơn giá thị trường (khoảng 20%), nhưng nếu thực hiện đại trà doanh nghiệp không đủ năng lực để thu mua mức giá này. Ngoài ra, sản xuất theo GAP phải đầu tư cho nhiều chi phí như: tư vấn, chứng nhận, phân tích mẫu, trang bị cơ sở vật chất… Đó là chưa kể, trình độ nông dân không đồng đều gây cản trở trong việc ghi chép hồ sơ, nhật ký sản xuất lúa…

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất, để giảm chi phí đầu tư khi sản xuất lúa theo GAP, mỗi địa phương cần tận dụng nguồn lực sẵn có. Đó là đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, tuyên truyền cho người nông dân về thực hành sản xuất lúa theo GAP. Ngoài ra, kết hợp nhiều nguồn kinh phí (khuyến nông, giám sát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại…) hỗ trợ sản xuất, kiểm soát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm.

Song song đó, mối liên kết “4 nhà” cần tiếp tục phát huy để cùng đề ra chiến lược hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn GAP, xây dựng và phát triển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP…


Có thể bạn quan tâm

Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Ở Hưng Yên Lợi Gấp 2 Lần Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Ở Hưng Yên Lợi Gấp 2 Lần

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

09/11/2012
Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

22/06/2013
"Giống Tôm Sú Châu Phi" Chỉ Là Tin Đồn Ở Kiên Giang

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.

06/03/2013
Lũ Rút, Cua Đồng Tăng Giá Lũ Rút, Cua Đồng Tăng Giá

Do lũ rút, cua đồng ít dần nên giá cua tại các chợ huyện, thị, thành ở tỉnh An Giang đã tăng đáng kể. Cụ thể giá cua từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, còn càng cua giá 120.000 - 160.000 đồng/kg.

10/11/2012
Chuồng Nuôi Heo Sinh Thái Chuồng Nuôi Heo Sinh Thái

Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu. Mùn này đựơc rải lên nền chuồng, sau đó kết hợp với một lớp men vi sinh vật có ích.

01/08/2013