Liên Kết 4 Nhà Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP
Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.
Thực tế cho thấy, khi triển khai ở dạng mô hình trình diễn, doanh nghiệp thu mua lúa cao hơn giá thị trường (khoảng 20%), nhưng nếu thực hiện đại trà doanh nghiệp không đủ năng lực để thu mua mức giá này. Ngoài ra, sản xuất theo GAP phải đầu tư cho nhiều chi phí như: tư vấn, chứng nhận, phân tích mẫu, trang bị cơ sở vật chất… Đó là chưa kể, trình độ nông dân không đồng đều gây cản trở trong việc ghi chép hồ sơ, nhật ký sản xuất lúa…
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất, để giảm chi phí đầu tư khi sản xuất lúa theo GAP, mỗi địa phương cần tận dụng nguồn lực sẵn có. Đó là đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, tuyên truyền cho người nông dân về thực hành sản xuất lúa theo GAP. Ngoài ra, kết hợp nhiều nguồn kinh phí (khuyến nông, giám sát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại…) hỗ trợ sản xuất, kiểm soát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm.
Song song đó, mối liên kết “4 nhà” cần tiếp tục phát huy để cùng đề ra chiến lược hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn GAP, xây dựng và phát triển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP…
Related news
Kinh nghiệm này xuất phát từ đề tài "Nghiên cứu biện pháp ủ chua ngọn lá mía làm thức ăn chăn nuôi bò thịt" của các nhà khoa học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội do TS. Đặng Vũ Bình làm chủ nhiệm. Cận tôi xin ghi lại để bà con các nơi tham khảo, áp dụng.
Hiện Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) đã chuyển giao 101.000 con cá tra bố mẹ cho 9 tỉnh ĐBSCL. Từ năm 2013, số cá bố mẹ này sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân.
Theo kế hoạch của Sở NN- PTNT Ninh Thuận vụ HT 2008, tòan tỉnh gieo trồng 20.207ha cây trồng các loại. Để vụ hè thu thắng lợi trong điều kiện nguồn nước eo hẹp là vấn đề cấp bách đặt ra đối với ngành chức năng. Ông Phạm Văn Hường, GĐ Cty KTCTTL Ninh Thuận cho biết
Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế, với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (ASAID), đã tổ chức Hội thảo quốc tế về kỹ thuật và chính sách phòng chống cúm gia cầm độc lực cao (H5N1 HPAI).
Bộ NN&PTNT đang kiến nghị đưa thêm bệnh đạo ôn ở cây lúa vào trong danh mục các bệnh được bảo hiểm và làm rõ hơn một số chính sách về bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).