Lấy Thỏ Nuôi... Trâu, Gà, Vịt
Ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế, ông Phạm Quang Dũng (thôn Di Đông) được coi là một trong những người tiên phong trong chăn nuôi, đặc biệt là nuôi thỏ.
Dẫn chúng tôi đi thăm những dãy chuồng nuôi thỏ san sát nhau, ông Dũng kể: “Ba năm nay, gia đình tôi nhờ thỏ mà "phất" lên. Từ ngày nghỉ hưu, tôi cùng với vợ chăn nuôi cũng đủ ăn. Năm 2009, con trai thứ của tôi đem về 2 con thỏ nuôi chơi, thấy thỏ rất dễ nuôi, không kén thức ăn, nếu nuôi càng nhiều thì hiệu quả kinh tế càng cao, nên tôi quyết định làm 15 ô chuồng nuôi thỏ”.
Từ 2 con thỏ giống ban đầu, đến nay ông đã có 150 con, trong đó có 15 con thỏ giống, 50 con thỏ thịt, 85 thỏ con. Nhờ nắm vững kiến thức về chăn nuôi, thực hiện nuôi thỏ theo chu trình khép kín, chủ động từ khâu con giống đến khi xuất bán, lại chủ động phòng tránh dịch bệnh, nên đàn thỏ phát triển khá nhanh.
Theo ông Dũng, thỏ giống nuôi 5-6 tháng thì bắt đầu sinh sản, bình quân mỗi năm đẻ 9 -10 lứa, mỗi lứa trung bình từ 5 - 8 con. Sau 10 ngày, thỏ con mở mắt, tập ăn cùng mẹ, 25 ngày thì tách mẹ. Nuôi 3 - 4 tháng, thỏ con đạt trọng lượng trung bình 1,8 kg/con. Thỏ mẹ sau 30 ngày có thể cho giao phối lại.
Ông Dũng vừa xuất chuồng 30 con thỏ thịt, 15 con thỏ nái chuẩn bị đẻ, thu nhập 7 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng, ông xuất bán từ 100- 120kg, với giá bán khoảng 80.000 đồng/kg. Riêng thỏ giống giá 300.000 đồng/con. Trừ chi phí, ông lãi khoảng 6 triệu đồng. Trung bình, mỗi năm ông có thu nhập 60 triệu đồng. Tiền bán thỏ được ông đầu tư nuôi 10 con trâu, 50 con gà, 50 con vịt. Hiện gia đình ông có 4 con trâu, 20 con gà, 30 con vịt.
Ông cho biết, năm 2011 tổng thu nhập của gia đình gần 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 100 triệu đồng. Kế hoạch tới đây, gia đình ông tiếp tục đầu tư 50 triệu đồng mở rộng chuồng trại nuôi thỏ và 100 con gà thịt.
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ sở hữu 3 trại lợn gần 7.000 con, anh Nguyễn Văn Toản (xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội) còn là chủ một trang trại nuôi thỏ khép kín với quy mô lớn.
Để nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình, đặc biệt tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước đã tổ chức lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà” tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành.
Những năm qua, anh Nguyễn Văn Triết (sinh năm 1975), ngụ ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, đem lại thu nhập trên 220 triệu đồng/năm.
Trước đây, việc chăn nuôi dê ở thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang) mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Để hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, từ cuối năm 2012, 13 gia đình ở đây đã tập hợp thành “Nhóm cùng sở thích chăn nuôi dê” với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, vươn lên XĐGN.
Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình trang trại nuôi heo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo nái của ông Phạm Văn Ân ở ấp Mỹ Phú, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, Sóc Trăng là một điển hình.