Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lập nghiệp bằng quyết tâm cộng chút ngông cuồng

Lập nghiệp bằng quyết tâm cộng chút ngông cuồng
Ngày đăng: 21/10/2015

Người đàn ông này là Đào Tiến Tình (quê huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) đang ngụ tại tổ 8, thị trấn Chư Sê và là chủ của căn nhà bề thế trị giá hàng tỷ đồng, bên trong có tới 3 chiếc ôtô đắt tiền.

Đất cũ đãi người mới

Anh Trình có dáng to khỏe, đúng chất dân lao động thứ thiệt, mộc mạc cho biết, sau khi lập gia đình, bố mẹ tạo dựng cho vợ chồng một cửa hàng vật liệu xây dựng nho nhỏ nhưng không dư dả được là bao.

Năm 1999, khi anh Tình dẫn đứa cháu vào Gia Lai thi Trường Cao đẳng Sư phạm và có ghé huyện Chư Sê để thăm người quen.

Anh phát hiện nhiều người nghèo khó tha phương cầu thực được vài năm lại bỗng… có của ăn của để.

Anh Đào Tiến Tình bên vườn hồ tiêu.

Thấy đất đai ở đây màu mỡ, khí hậu thuận lợi, ít bão lũ như quê mình và nhiều người “lên đời” nhờ trồng hồ tiêu, cà phê nên sau nhiều đêm mất ăn, mất ngủ anh quyết định vào Tây Nguyên lập nghiệp, mặc cho người thân ra sức phản đối.

“Khuyên mãi không được, mọi người cũng đành để tôi đi.

Thế là gom góp, vay mượn được khoảng 20 triệu đồng, tôi để lại vợ và đứa con trai mới 4 tuổi, bắt xe vào Chư Sê”, anh Tình kể lại.

Qua giới thiệu của bạn bè, anh Tình mua được 1,5 ha rẫy cà phê của một chủ bỏ lâu không chăm sóc ở xã Al Bá với giá 17 triệu đồng.

Số tiền còn lại, anh dùng để cải tạo vườn cà phê xấu.

Để có tiền sinh sống, anh phải đi làm thuê cho các chủ rẫy lân cận hoặc đạp xe đạp ra thị trấn mua lương thực, thực phẩm rồi cần mẫn lai vào các thôn làng khó khăn về giao thông, để bán lại cho bà con kiếm lời.

Bao nhiêu tiền do vất vả lao động mà có được, anh Tình đều “đập hết” vào rẫy cà phê, gọi là lấy ngắn nuôi dài.

“Bước đầu lập nghiệp với biết bao gian nan.

Chưa thích ứng với thời tiết; ở quê chỉ chuyên trồng lúa nước, vào Gia Lai thì tự mày mò trồng cây công nghiệp; đường sá đi lại quá khó khăn… nhưng với niềm tin vào khả năng của mình, cộng thêm chịu khó học hỏi kinh nghiệm và cũng một phần nhờ may mắn mà đất đã không phụ người”, anh Tình bộc bạch.

Nhờ được canh tác bài bản nên hai năm sau, 1,5 ha cà phê đã giúp anh Tình thu hồi vốn và dư thêm chút đỉnh.

“Trong một lần tự đào giếng để có nước tưới rẫy, chẳng may tôi bị tai nạn phải nằm một mình ở bệnh viện 5 tháng.

Sau nhiều lần thuyết phục, đến năm 2003, vợ và con đã đồng ý vào Gia Lai với tôi.

Khi vợ chồng đã đồng lòng, tôi tin rằng không có thứ gì trên đời có thể ngăn cản mình làm giàu”, người đàn ông nói.

Hội viên nông dân điển hình thời hiện đại

Thời gian này, phong trào trồng tiêu ở Gia Lai đang phát triển rầm rộ.

Anh Tình quyết định lấy số tiền tích cóp bấy lâu, vay thêm ngân hàng được 15 triệu đồng để mua ba sào đất, trồng 700 gốc tiêu.

Ba năm sau, vườn tiêu nhà anh Tình bắt đầu… cõng tiền về két.

Và đến nay, sau nhiều năm kiên nhẫn tích tụ đất đai, anh Tình đã có hơn 25 ha hồ tiêu, trong đó hơn 10 ha với trên 17.000 trụ tiêu đang cho thu hoạch.

Các niên vụ gần đây, giá hồ tiêu luôn dao động ở mức 170.000-230.000 đồng/kg thì 10 ha hồ tiêu kinh doanh của anh Tình cho thu nhập mỗi năm trên dưới chục tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Riêng niên vụ 2013 - 2014, gia đình anh Tình thu được sản lượng kỷ lục, lên đến 60 tấn, lại trúng vào thời điểm giá tiêu lên đến 230.000 đồng/kg.

Số tiền thu được, anh tập trung mua thêm máy móc, xây dựng nhà kho, mua sắm phương tiện sản xuất… để canh tác theo hướng công nghệ cao.

Nói về bí quyết, anh Tình cho biết, để vườn tiêu đạt năng suất cao cũng như ổn định qua từng mùa, gia đình anh chỉ bón phân hữu cơ do nhà tự chế tạo gồm: phân bò trộn thêm chất độn là trấu, mùn cưa, tro mía, men vi sinh và ủ một thời gian sẽ cho ra một loại phân cực tốt và bền vững đối với cây tiêu.

Theo anh Tình, việc tự chế phân bón này vừa làm cho cây tiêu sinh trưởng tốt vừa tiết kiệm hơn một nửa chi phí phân tro nếu so với việc đi mua phân vi sinh từ bên ngoài.

Ngoài ra, anh còn phải thường xuyên chăm sóc, tỉ mẩn kể cả đến từng trụ tiêu, chẳng khác nào chăm con mọn.

Mỗi trụ tiêu như vậy cho thu hoạch từ 10 kg đến 14 kg, với năng suất bình quân đạt 5 đến 7 tấn/ha.

Đánh giá về vị đại gia chân chất này, ông Đỗ Văn Khánh (Bí thư đảng ủy thị trấn Chư Sê, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Sê) cho biết:

“Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, anh Tình còn tâm huyết với công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương, nhất là phong trào nông dân đoàn kết giúp nhau vươn lên trong cuộc sống.

Hàng năm, gia đình anh Tình hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để giúp các hộ làm kinh tế, hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông nông thôn”.

Mỗi ngày, có 15 người làm công để chăm sóc vườn hồ tiêu và với mức thu nhập 4-5 triệu đồng một tháng.

Toàn bộ lao động anh đều thuê người đồng bào bản địa vì tin tưởng vào sự trung thực và ngoài ra là tạo công ăn việc làm cho họ lúc nông nhàn.

Nhiều người làm công cho anh đã tiện thể tiếp thu luôn kỹ thuật chăm sóc tiêu rồi về áp dụng cho gia đình, tạo ra hiệu ứng tốt trong vùng.

Được biết, con trai lớn của anh Tình vừa tốt nghiệp Đại học kinh tế TP HCM, sắp về phụ giúp gia đình.

“Đời tôi sẽ tạo ra bộ khung vững vàng để cậu con trai được ăn học bài bản tiếp quản, phát triển.

Tôi mong rằng, với kiến thức được học, con mình sẽ quản lý tốt hơn, chế biến ra những sản phẩm hồ tiêu đạt chất lượng cao hơn để tăng giá bán, góp phần nâng tầm thương hiệu hồ tiêu Chư Sê”, anh nói về mơ ước tương lai.


Có thể bạn quan tâm

Hạt Kiểm Lâm Huyện Mường Lát Tăng Cường Công Tác Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Hạt Kiểm Lâm Huyện Mường Lát Tăng Cường Công Tác Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Thực hiện phương châm “Gắn bảo vệ rừng với trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền để cán bộ và nhân dân nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ và trồng mới rừng.

05/11/2014
Huyện Hoằng Hóa Đẩy Mạnh Phong Trào Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi Huyện Hoằng Hóa Đẩy Mạnh Phong Trào Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Thời gian qua, các cấp hội nông dân huyện Hoằng Hóa đã tuyên truyền, vận động, xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tín chấp và ký hợp đồng ủy thác cho nông dân vay vốn sản xuất.

05/11/2014
1.675 Ha Rau Màu Trong Vụ Đông 2014-2015 Được Ký Hợp Đồng Bao Tiêu Toàn Bộ Sản Phẩm 1.675 Ha Rau Màu Trong Vụ Đông 2014-2015 Được Ký Hợp Đồng Bao Tiêu Toàn Bộ Sản Phẩm

Đáng chú ý, vụ đông năm nay, toàn tỉnh có 1.675 ha rau màu các loại đã được các công ty ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm; trong đó, có 845 ha ớt, 280 ha ngô giống, 250 ha ngô ngọt và gần 300 ha dưa bao tử, dưa chuột. Ngoài những diện tích được bao tiêu sản phẩm, năm nay nhiều loại rau quả có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ lớn được đưa vào sản xuất và mở rộng diện tích, như: bí xanh, cà chua, măng tây...

05/11/2014
Niên Vụ 2014 - 2015, Năng Suất Mía Nguyên Liệu Vùng Mía Đường Lam Sơn Ước Đạt 72 Tấn/ha Niên Vụ 2014 - 2015, Năng Suất Mía Nguyên Liệu Vùng Mía Đường Lam Sơn Ước Đạt 72 Tấn/ha

Thời gian qua, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt, các huyện vùng mía đường Lam Sơn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển mía nguyên liệu phù hợp với quy hoạch chung của toàn vùng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh.

05/11/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Vượt 7 Tỉ USD Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Vượt 7 Tỉ USD

Ngày 5.11, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu thủy sản năm 2014 sẽ đạt hơn 7 tỉ USD, cao hơn so với kế hoạch dự kiến đầu năm.

05/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.