Lập Hệ Thống Giám Sát Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm
Để nâng cao hiệu quả giám sát 3 dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc gia cầm là lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm, hiện nay Cục Thú y đang lấy ý kiến xây dựng Dự thảo về báo cáo thu thập thông tin về dịch bệnh gia súc gia cầm.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 18/6, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết dưới sự tài trợ của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) chương trình giám sát vi rút thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình và Nam Định, đã lấy khoảng 1.000 mẫu gia cầm tại 25 chợ để chẩn đoán, xét nghiệm tìm vi rút cúm H7N9. Các mẫu này đang được phân tích, xét nghiệm….
Ông Phạm Văn Đông cho biết: “Thực tế việc thu thập báo cáo dịch bệnh là việc hết sức cần thiết. Nhưng chúng ta chưa có Thông tư quản lý việc này theo 1 chuỗi, bây giờ muốn đưa vào lập dữ liệu, lưu trữ và cũng có quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân từ tỉnh đến cấp xã, cấp thôn, từ đó có cơ sở đề ra phương án, kế hoạch phòng chống có hiệu quả”.
Theo các thành viên Ban chỉ đạo, mặc dù dịch bệnh đã tạm lắng nhưng nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát là rất cao do vi rút cúm gia cầm đang lưu hành rộng rãi, nhiều nơi đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin, đặc biệt là các hoạt động vận chuyển lậu gia cầm vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Riêng các địa phương đã xuất hiện dịch lợn tai xanh và lở mồm long móng trên gia súc nên cần giám sát chặt các ổ dịch cũ…
Có thể bạn quan tâm
Từ nguồn vốn khoa học công nghệ huyện năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề tài “Thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm” tại 2 hộ dân ở tổ dân phố 2 và tổ dân phố 10, thị trấn Mađaguôi.
Giai đoạn 2012 - 2014, cùng với sự tự vươn lên của hội viên, Hội Nông dân huyện Quế Sơn đã phối hợp tổ chức 172 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 15.280 lượt hội viên; phối hợp mở 24 lớp dạy nghề nông nghiệp, thú y, sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Các thương lái đến tận các làng cá thuộc phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất… để thu mua với giá 70.000-120.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với năm ngoái. Nhìn chung, đợt cá lăng lần này phát triển tốt và đạt năng suất cao, bình quân mỗi bè lãi từ 500 triệu đến vài tỉ đồng.
Vài năm trở lại đây nhiều hộ dân trên địa bàn TX Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã tranh thủ tận dụng diện tích mặt nước trên hồ thủy điện Đăk R’Tích để phát triển nghề nuôi cá lồng. Hiện giá cá diêu hồng và cá lăng nuôi chủ lực tại đây đang ở mức cao…
Với ưu điểm tốn ít vốn, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và dễ mua, dễ bán, mô hình nuôi dê nhốt chuồng đang dần trở thành cứu cánh của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nông dân vùng ven biển ổn định cuộc sống.