Lão Nông Trồng Gừng Trong Bao
Lão nông Phạm Huynh, ở xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đã mày mò sáng tạo ra cách trồng gừng khá độc đáo, vừa hiệu quả, vừa khắc phục được những bất lợi của thời tiết, đất đai.Cái độc đáo của mô hình trồng gừng trong bao là có thể tranh thủ mọi không gian ngoài hàng rào, dưới tán cây hay ven lối đi để đặt bao, có bề mặt bằng phẳng để xếp bao. Sau khi trồng xong, bao gừng được xếp theo luống, mỗi luống 3 bao để thuận lợi cho việc chăm sóc, tạo không gian thông thoáng cho gừng sinh trưởng, phát triển.
Ngoài việc tận dụng tối đa đất đai không trồng trọt được để đặt từ 10 - 12 bao gừng trên một mét vuông. Thông thường, mỗi củ gừng giống khi trồng chỉ đẻ từ 3-4 nhánh con nhưng với cách trồng trong bao, gừng không chỉ sinh trưởng, phát triển nhanh mà còn đẻ rất nhiều nhánh, mỗi nhánh là một củ gừng. Mỗi bao gừng sau thời gian trồng 7-8 tháng có thể cho thu hoạch từ 1,5 đến 2 kg củ, cao hơn cách trồng ngoài đất. Chi phí đầu tư ban đầu cho mộ
Lão nông Phạm Huynh, ở xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đã mày mò sáng tạo ra cách trồng gừng khá độc đáo, vừa hiệu quả, vừa khắc phục được những bất lợi của thời tiết, đất đai.
Cái độc đáo của mô hình trồng gừng trong bao là có thể tranh thủ mọi không gian ngoài hàng rào, dưới tán cây hay ven lối đi để đặt bao, có bề mặt bằng phẳng để xếp bao. Sau khi trồng xong, bao gừng được xếp theo luống, mỗi luống 3 bao để thuận lợi cho việc chăm sóc, tạo không gian thông thoáng cho gừng sinh trưởng, phát triển.
Ngoài việc tận dụng tối đa đất đai không trồng trọt được để đặt từ 10 - 12 bao gừng trên một mét vuông. Thông thường, mỗi củ gừng giống khi trồng chỉ đẻ từ 3-4 nhánh con nhưng với cách trồng trong bao, gừng không chỉ sinh trưởng, phát triển nhanh mà còn đẻ rất nhiều nhánh, mỗi nhánh là một củ gừng. Mỗi bao gừng sau thời gian trồng 7-8 tháng có thể cho thu hoạch từ 1,5 đến 2 kg củ, cao hơn cách trồng ngoài đất. Chi phí đầu tư ban đầu cho một bao gừng chỉ từ 1.000 - 1.500 đồng. Nhờ đó giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng lên gấp nhiều lần so với cách trồng thông thường. Thành công với mô hình thử nghiệm, năm 2006, ông Huynh mạnh dạn trồng đại trà trên 4.500 bao gừng, thu hoạch được 8 tấn gừng tươi. Tiếng lành đồn xa, nhiều người trong xã, trong huyện, rồi khắp nơi trong tỉnh tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Văn Lý, người cùng thôn với ông Huynh đã quyết định đưa vào trồng trong vườn nhà. Được ông Huynh trực tiếp hướng dẫn kĩ thuật, cách chọn giống, chăm sóc, bón phân nên liên tiếp trong 2 năm 2006 và 2007, ông Lý đã trồng thành công cây gừng theo phương pháp này. Hiện nay, từ cách làm độc đáo của ông Phạm Huynh, mô hình trồng gừng trong bao đã khá phổ biến ở Quảng Ngãi.
Theo đó, gừng được chọn để làm giống cần cắt bỏ hết rễ, bóc sạch đất và tách thành chùm nhỏ, sau đó đưa đi bảo quản chờ đến thời vụ. Khu vực bảo quản giống tốt nhất là nền đất được dọn sạch. Nếu nền ximăng thì phải phủ 1 lớp cát bên dưới. Gừng giống được xếp thành lớp sát nhau, cuống hướng xuống dưới, mầm hướng lên trên, sau đó phủ lên một lớp rơm rạ dày. Khu vực bảo quản giống phải thoáng mát, có gió nhẹ và không được đọng nước để đề phòng gừng nẩy mầm.
Chính cách làm đơn giản và hiệu quả này nên mô hình trồng gừng trong bao nhanh chóng được nhiều nông dân học hỏi, nhân rộng. Việc phòng trừ sâu bệnh cho gừng cũng đơn giản. Bao nào bị sâu bệnh ta dễ dàng cách li, không để lây lan. Còn một lí do nữa khiến nông dân chuộng cách trồng gừng trong bao là tránh được những bất lợi của thời tiết, đặc biệt là đối với miền Trung năm nào cũng xuất hiện lũ lụt gây ngập úng, trong khi gừng là loài cây thích khô ráo, với độ ẩm vừa phải.
Mô hình trồng gừng trong bao là một sáng kiến hay, khẳng định sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của nhà nông. Thành công này đã đưa ông Huynh trở thành nông dân sản xuất giỏi của tỉnh Quảng Ngãi. Đặc biệt, trong hội thi sáng tạo kĩ thuật tỉnh Quảng Ngãi mới đây, ông Huynh đạt giải nhì về "Giải pháp kĩ thuật trồng gừng trong bao" và được cử tham gia Giải thưởng sáng tạo kĩ thuật Việt Nam - VIFOTEC năm 2007. Một lần nữa giải pháp kĩ thuật "trồng gừng trong bao" đã qua mặt hàng trăm giải pháp khác để lọt vào vòng chung kết và đạt giải khuyến khích
Có thể bạn quan tâm
Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. Nên chọn giống củ to, già, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh...
Lão nông Phạm Huynh, ở xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đã mày mò sáng tạo ra cách trồng gừng khá độc đáo, vừa hiệu quả, vừa khắc phục được những bất lợi của thời tiết, đất đai. Cái độc đáo của mô hình trồng gừng trong bao là có thể tranh thủ mọi không gian ngoài hàng rào, dưới tán cây hay ven lối đi để đặt bao, có bề mặt bằng phẳng để xếp bao. Sau khi trồng xong, bao gừng được xếp theo luống, mỗi luống 3 bao để thuận lợi cho việc chăm sóc, tạo không gian thông thoáng cho gừng sinh trưởng, phát triển
Một phần diện tích gừng ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bị ảnh hưởng năng suất do nhiễm bệnh thối củ.
Ông Huỳnh Bích, thôn Lương Sơn 3, xã Vĩnh Lương (TP Nha Trang, Khánh Hòa), đang áp dụng phương pháp trồng gừng trong bao xi măng mang lại hiệu kinh kế cao
Nhiều hộ dân ở Tây Nguyên đã tận dụng sân phơi, bao bì thải loại để trồng gừng trong bao… đạt kết quả tốt.