Lão nông biến đất hoang thành vườn vàng
Ông khùng thích “ném tiền qua cửa sổ”
Những ngày cuối năm, khi chúng tôi tới thăm, gia đình ông Lâm đang tất bật thu hoạch cam.
Vừa làm ông Lâm vừa vui vẻ trò chuyện: “Trồng cam cũng lắm công phu bởi đây là loài cây khó tính.
Muốn cây cam cho thu nhập cao, người trồng phải hiểu cây, biết nó cần gì, thiếu gì để từ đó bón phân “3 đúng”: Đúng loại, đúng thời điểm và đúng liều lượng”.
Năm 1974, theo tiếng gọi của Tổ quốc ông Lâm lên đường nhập ngũ và đóng quân ở chiến trường phía Nam.
Năm 1981, ông được điều động vào làm việc tại một nông trường ở Bình Phước.
Năm 2002, ông quyết định bán hết tài sản ở Bình Phước để về quê lập nghiệp.
Ông Lâm kể, ngày trở về ông thấy xót xa vì quê hương nghèo lắm, đất đai còn bỏ hoang nhiều.
Năm 2005, ông quyết định mua lại 2ha đất của Nông trường Cao Phong (cũ) để trồng cam.
Quyết định này của ông đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình.
“Mọi người phản đối cũng có cái lý của họ.
Chỗ đất này, mấy đời giám đốc nông trường đều bỏ hoang vì đất sỏi đá quá xấu, đến nỗi cây cỏ cũng không mọc nổi thì sao mình làm ăn được?” - ông Lâm bộc bạch.
Bỏ ngoài tai tất cả, ông Lâm bắt tay vào cải tạo đất.
Ông thuê người, thuê máy móc đào bới, san lấp.
Có chỗ đất sỏi đá quá máy cũng “bó tay”, ông buộc phải dùng xà beng bẩy.
Để khử phèn, ông đặt mua 10 tấn phân lân địa long từ An Giang về trộn vào đất.
Độ “chịu chơi” của ông Lâm là đề tài bàn tán của bà con suốt một thời gian dài.
Mọi người bảo ông khùng, “thích ném tiền qua cửa sổ”.
Đất bạc màu cho cam vàng
"Tôi luôn quan niệm rằng không có đất đai xấu, chỉ có người sử dụng không biết cải tạo mới để đất xấu, vô giá trị”.
Ông Nguyễn Hồng Lâm
Sau gần 2 năm vật vã đào bới, san lấp cuối cùng ông cũng đã cải tạo xong.
Nhưng ông Lâm chưa trồng cam vội mà đầu tiên ông thử trồng ngô, đậu tương, mía...
để xem mức độ phát triển của cây.
Năm 2008, thấy tất cả đều sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, ông Lâm mới tiến hành trồng cam.
Theo ông Lâm, mặc dù cây cam được bà con Cao Phong trồng từ rất lâu đời.
Nhưng thời điểm đó việc chăm sóc cam ở đây cũng ít được quan tâm dẫn đến chất lượng, năng suất không cao.
Ông bèn tìm đến các vùng chuyên canh cây có múi ở các tỉnh, thành khác để học kinh nghiệm.
Đồng thời, ông tìm đến Viện Nghiên cứu cây có múi (Hà Nội) học hỏi.
Rồi cứ nghe ở đâu có lớp tập huấn, hội thảo về cây có múi là ông tìm đến bằng được.
Sự cố gắng nỗ lực của ông đã được đền đáp. Không chỉ có chất lượng tốt mà cam cho năng suất rất cao, từ 50 – 70 tấn/ha.
Với 2ha cam, gia đình ông Lâm có thu nhập hơn 2 tỷ đồng mỗi năm.
Điều đặc biệt, ông Lâm là một trong những nông dân đầu tiên ở Cao Phong nghiên cứu và thử nghiệm thành công việc kéo dài thời gian thu hoạch cam mà không tốn kém đầu tư cũng như ảnh hưởng đến cây trồng bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học.
Không làm giàu cho riêng mình, ông Lâm nhiệt tình hướng dẫn quy trình, kỹ thuật cho rất nhiều nông dân trong khu vực và các tỉnh, thành lân cận về cách thức trồng, chăm sóc cam, đặc biệt là tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm từ cây cam.
Có thể bạn quan tâm
Ông Lâm Tấn Sơn, thôn 2, xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) mạnh dạn thay thế cây cà phê và cây trồng ngắn ngày, hiệu quả kinh tế thấp bằng cây chanh không hạt, ớt sừng và đã thành công.
Tại huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên phối hợp Ban giảm nghèo huyện Ngọc Hồi và UBND xã Đăk Nông bàn giao 20 con bò giống sinh sản cho các gia đình đồng bào DTTS nghèo thụ hưởng dự án tại thôn Quảng Nông và thôn Lộc Nông (xã Đăk Nông).
Ông Lê Hữu Phước – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai vừa cho biết, mặc dù giá mủ cao su giảm mạnh kéo dài, song đơn vị vẫn sẽ thưởng Tết Bính Thân với mức 3 tháng lương cho viên chức, công nhân, người lao động hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2015.