Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phất lên nhờ chanh không hạt và ớt sừng

Phất lên nhờ chanh không hạt và ớt sừng
Tác giả: Văn Tâm
Ngày đăng: 19/01/2016

Trước đây, hơn 6ha đất canh tác của gia đình ông Sơn chủ yếu trồng cà phê và một số cây ngắn ngày khác, nhưng hiệu quả kinh tế thấp.

Năm 2010, khi về thăm quê ở tỉnh Vĩnh Long, thấy cây chanh dây không hạt cho năng suất cao, ông Sơn đã mua hơn 50 cây giống về trồng thử nghiệm tại Lâm Đồng.

Sau 2 năm chăm sóc, chanh cho thu hoạch vụ đầu tiên, ông bán được 5 triệu đồng.

Nhận thấy cây chanh không hạt phù hợp với đất đai, khí hậu nơi đây, ông chặt bỏ hơn 1ha cà phê, chuyển sang trồng chanh không hạt.

Hiện nay, 1ha chanh của ông Sơn đã bước sang năm thứ 3 và đang cho thu hoạch trái.

So với cà phê, cây chanh không hạt ít sâu bệnh, chi phí đầu tư, chăm sóc thấp mà giá trị kinh tế trội hơn.

1 cây chanh từ khi xuống giống đến 2 năm tuổi chi phí đầu tư khoảng 30.000 đồng, 600 cây hết khoảng 18 triệu đồng/năm.

1 cây chanh sau 4 năm chăm sóc cho khoảng 40kg quả, năng suất đạt 35 - 40 tấn quả/ha.

Với giá bán dao động từ 17.000 - 20.000 đồng/kg, thì 1ha cây chanh không hạt sẽ cho thu hơn 400 triệu đồng trừ chi phí, lãi khá.

Tận dụng khoảng trống giữa các cây chanh, ông Sơn đưa giống ớt sừng vào trồng thử nghiệm.

Vụ mùa năm 2014, ông trồng thử 3 sào ớt sừng cho thu hơn 120 triệu đồng.

Riêng năm 2015, ông Sơn đầu tư gần 200 triệu đồng làm nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới nước theo hình thức phun sương.

Đến nay, ngoài 3ha cà phê, hiện ông Sơn đã trồng được hơn 3.000 cây chanh không hạt, trong đó 600 cây đã cho thu hoạch; hơn 1ha cây ớt sừng.

Đây là những cây trồng mới đang mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình ông.

Ông Trương Quốc Khánh - Chủ tịch UBND xã Liêng S’rônh, cho biết: “Mô hình trồng chanh không hạt, tận dụng diện tích cây chanh chưa khép tán trồng xen cây ớt sừng và đầu tư giàn tưới này cho thu nhập rất tốt.

Một số hộ trong xã làm theo ông Sơn cũng cho thu nhập khá.

Hiện, toàn xã đã có khoảng hơn 10ha trồng chanh không hạt kết hợp trồng ớt sừng…”.


Có thể bạn quan tâm

Thực hư việc nông dân dùng xi măng làm phân bón cho lúa Thực hư việc nông dân dùng xi măng làm phân bón cho lúa

Thời gian gần đây, một số nông dân ở xã Long Hậu (Lai Vung, Đồng Tháp) dùng xi măng làm phân bón cho cây lúa thay cho các loại phân bón thông thường. Những người này cho rằng xi măng giúp lúa tươi tốt. Tuy nhiên, phóng viên Dân Việt vào cuộc và cho thấy, sự thật không phải như vậy.

18/01/2016
Thắt lưng buộc bụng, ngành cao su vẫn khó khăn chồng chất Thắt lưng buộc bụng, ngành cao su vẫn khó khăn chồng chất

Năm 2015, giá cao su bán ra giảm hơn 30% so với năm 2014. Cũng vì thế, ngành cao su đã phải triển khai nhiều biện pháp “thắt lưng buộc bụng”. Song cho đến nay, những khó khăn của ngành này vẫn chồng chất.

18/01/2016
Bón xi măng, lúa tăng năng suất chỉ có thể là do cảm tính Bón xi măng, lúa tăng năng suất chỉ có thể là do cảm tính

Việc có nông dân dùng xi măng bón ruộng và nói rằng có tăng năng suất, theo tôi chỉ có thể là do cảm tính, hoặc trùng hợp vụ mùa thuận lợi về thời tiết, vì mỗi ha tăng vài trăm kg, chỉ là vài phần trăm thì cũng không nói lên điều gì.

19/01/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.