Lào Cai có gần 1.500 ha lúa xuân nhiễm rầy

Tập đoàn rầy nở rộ từ cuối tháng 4, gây hại mạnh vào đầu tháng 5 và chủ yếu trên trà lúa chính vụ giai đoạn làm đòng, trỗ bông, với mật độ phổ biến 500 - 700 con/m2, các điểm cục bộ lên tới 10.000 con/m2.
Dự báo, trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp khiến rầy sẽ nở rộ và gây hại trên diện rộng, nếu không phòng trừ kịp thời, cây lúa có thể bị cháy rầy, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng vụ lúa xuân.
Trong khi đó, bệnh đạo ôn tiếp tục gây hại mạnh trên các giống lúa mẫn cảm (chủ yếu là BC15), với tỷ lệ gây hại phổ biến từ 5 - 10% lá, mức cao từ 20 - 30% lá, mức cục bộ từ 70 - 80% lá. Diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn hiện đã lên đến 723 ha, xảy ra tại các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn và thành phố Lào Cai.
Ngoài ra, cây lúa xuân cũng đang bị bọ xít dài, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá... gây hại với mật độ và tỷ lệ thấp.
Hiện, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và cơ quan chuyên môn của các địa phương trong tỉnh đã tăng cường bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nhân dân phun thuốc phòng trừ không để sâu bệnh gây hại trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, các địa phương trên địa bàn TP đang tập trung lấy nước phục vụ gieo cấy vụ mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho ốc bươu vàng theo nguồn nước xâm nhập vào đồng ruộng.

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…

Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.