Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lan Tỏa Cách Mạng Trắng Hà Nam Tái Khởi Động

Lan Tỏa Cách Mạng Trắng Hà Nam Tái Khởi Động
Ngày đăng: 26/11/2014

Đàn bò sữa ở Hà Nam từng suýt bị xóa sổ. Nhưng thực tế gần đây đã cho thấy, tỉnh này hoàn toàn có thể phát triển được bò sữa, thậm chí phát triển tốt.

Hàng loạt chính sách đã được Hà Nam ban hành nhằm khơi thông cho chiến lược khai thác sữa.

“Qua cơn bĩ cực, đến hồi thái lai”

Năm 2002, Hà Nam từng là một trong 16 tỉnh phía Bắc triển khai chương trình bò sữa theo Quyết định 167 của Chính phủ về chính sách phát triển đàn bò sữa.

Hơn 150 con bò sữa nhập ngoại cùng hơn 2 tỉ đồng kinh phí hỗ trợ phát triển đã được đổ về thí điểm ở 4 huyện gồm Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm. Đến năm 2006, đàn bò sữa ở Hà Nam đã có lúc tăng lên gần 400 con.

Tuy nhiên cũng như nhiều địa phương khác, sự thích nghi kém của bò nhập ngoại, sự lạ lẫm về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, dịch bệnh tràn lan, cộng với tình hình giá sữa ê chề trong suốt thời gian dài đã khiến đàn bò tỉnh này dần teo tóp. Đến năm 2008, toàn tỉnh chỉ còn chưa đầy 100 con bò sữa.

Gắn bó với chương trình bò sữa từ những ngày đầu tiên, ông Nguyễn Doãn Quyền, GĐ Trung tâm Bò sữa tỉnh Hà Nam đúc kết rằng, bên cạnh nhiều yếu tố về giá sữa, dịch bệnh, việc xác định vùng nuôi trọng điểm trong quá khứ cũng là điều sai lầm mà trước đây không nhìn ra.

Bò sữa có đặc thù yêu cầu rất lớn về thức ăn, quỹ đất trồng cỏ, chất lượng cỏ…

Nhưng ban đầu, nhiều quan điểm vẫn cứ cho rằng nuôi bò thì cứ phải đưa lên núi. Vì vậy lúc ấy, Kim Bảng vốn là huyện miền núi, quỹ đất hạn hẹp, đất cằn cỗi không thể trồng cỏ nhưng vẫn được phát triển đàn bò với số lượng lớn. Đến năm 2008, đây chính là địa bàn mà đàn bò sữa thí điểm rệu rã nhất.

May mắn là từ năm 2011 đến nay, khi giá sữa khởi sắc trở lại, cộng với vốn liếng kinh nghiệm của người nuôi bò sữa đã được dạn dày qua những tao đoạn “thập tử nhất sinh” vì dịch bệnh, đàn bò sữa ở Hà Nam dần hồi sinh trở lại và đang mở ra rất nhiều hứa hẹn.

Theo Sở NN-PTNT Hà Nam, từ khoảng 100 con bò sữa còn sót lại năm 2008, tính đến tháng 11/2014, đàn bò sữa toàn tỉnh đã gần cán mốc 1.000 con. Các xã vùng đất bãi ven sông Hồng thuộc huyện Duy Tiên hiện đang dẫn đầu số lượng bò sữa gần 700 con, riêng xã Mộc Bắc của huyện này đang trở thành thủ phủ bò sữa của huyện với trên 400 con.

Theo ông Nguyễn Doãn Quyền, thực tiễn qua hơn một thập kỷ có mặt tại Hà Nam, bò sữa đã được thử nghiệm ở cả 4 vùng địa lí đặc thù trong tỉnh gồm đồng bằng nội đồng (huyện Thanh Liêm), vùng ven đô quanh TP Phủ Lý, vùng bán sơn địa và miền núi (huyện Kim Bảng) và vùng đất bãi ven sông (huyện Duy Tiên).

Trong 4 vùng đó, đến thời điểm này có thể thấy các vùng đất bãi ven hệ thống sông Hồng tại huyện Duy Tiên là nơi phù hợp và còn dư địa lớn nhất cho việc mở rộng đàn bò sữa.

Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa đến năm 2015 mà UBND tỉnh Hà Nam mới đây phê duyệt cũng đã xác định lấy các trục hành lang đất bãi ngoài đê thuộc hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang thuộc các huyện Duy Tiên và Lý Nhân làm trọng điểm phát triển bò sữa của tỉnh.

Theo đó, bên cạnh các xã có diện tích đất bãi ngoài đê rất rộng như Mộc Nam, Mộc Bắc, Chuyên Ngoại… (huyện Duy Tiên) vốn là nơi có mặt bò sữa từ lâu thì các xã ven sông Hồng và sông Châu Giang thuộc huyện Lý Nhân như Chính Lý, Nguyên Lí, Nhân Bình, Nhân Hòa… dự báo sẽ nổi lên là vùng bò sữa trọng điểm mới.

Bà Nguyễn Thị Vang, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nam đánh giá, trong tương lai gần, Lý Nhân thậm chí còn có tiềm năng phát triển bò sữa lớn hơn nhiều so với huyện Duy Tiên. Thực hiện đề án phát triển bò sữa mới đây của tỉnh Hà Nam, hiện tại, Lý Nhân đã tiến hành quy hoạch xong một số khu chăn nuôi bò sữa tập trung kèm theo hạ tầng, thu hút hàng chục hộ dân có nhu cầu và tiềm lực ra xây dựng xong chuồng trại, sẵn sàng đón những lô bò giống đầu tiên vào đầu tháng 12/2014.

Dự kiến đến cuối năm 2015, Hà Nam sẽ nâng tổng số đàn bò sữa lên trên 2.000 con, và tiếp tục tăng tốc tới 7.000 – 8.000 con vào năm 2020. Có thể đây vẫn là mục tiêu khiêm tốn bởi trên thực tế, với lợi nhuận từ bò sữa, việc mở rộng đàn bò ở các địa phương trở thành câu chuyện nóng hổi.

Hiện nguồn giống bò sữa đã được UBND tỉnh Hà Nam liên hệ với Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu đặt mua khoảng 270-300 con cho huyện Lý Nhân trong năm 2014. Đến năm 2015, Lý Nhân sẽ trở thành vùng bò sữa mới với kế hoạch nâng tổng đàn lên 500 – 700 con.

Cú hích “phố bò sữa”

Khác với Vĩnh Phúc đang phải chạy đua với bài toán quy hoạch và giải quyết sức ép môi trường do bò sữa phát triển quá nóng, tháng 4/2014, nhận thấy bò sữa tất yếu sẽ có bước đột phá, UBND tỉnh Hà Nam đã phê duyệt Đề án chăn nuôi bò sữa tới năm 2015 với hàng loạt chính sách tạo cú hích cho đối tượng vật nuôi này.

Một trong những bài toán mà tỉnh đặt ra đầu tiên là quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa tập trung tại các vùng đất bãi ngoài đê sông Hồng và sông Châu Giang thuộc huyện Lý Nhân và Duy Tiên nhằm tránh nguy cơ bùng nổ chăn nuôi bò sữa trong khu dân cư.

Theo đó, tỉnh sẽ dành ngân sách hỗ trợ với mức 200 tấn xi măng và 100 triệu đồng cho 1 km đường bê tông để làm đường trục chính, xung quanh trục chính sẽ hình thành các hộ chăn nuôi bò sữa vệ tinh quy mô tối thiểu 10 con trở lên (phấn đấu mục tiêu 50 con/hộ), mục tiêu dài hơi sẽ hình thành “phố bò sữa” tại các vùng đất bãi ven đê.

Tại vựa bò sữa xã Mộc Bắc (Duy Tiên - Hà Nam) từ giữa năm 2014 đến nay đã bắt đầu hình thành phong trào chuyển đổi đất lúa nội đồng sang trồng cỏ và ngô dày phục vụ nuôi bò sữa. Vụ đông 2014, xã Mộc Bắc đã có hơn 80 ha chuyển từ đậu tương sang ngô dày bán cho hộ nuôi bò sữa với giá từ 1 đến 1,2 triệu đồng/sào/vụ (80 ngày).

Hiện tại, vựa bò sữa xã Mộc Bắc (huyện Duy Tiên) đã hoàn thành thí điểm ý tưởng này, biến vùng đất bãi ven sông Hồng lầy lội thành khu chăn nuôi bò sữa tập trung với tổng thể đường giao thông bê tông, hàng chục trang trại vệ tinh kết hợp vùng trồng cỏ, trại chế biến thức ăn, điểm thu mua sữa…

Mới đây, UBND Hà Nam cũng đã đồng ý cho Cty FrieslandCampina Việt Nam đầu tư xây dựng vùng bò sữa chăn nuôi tập trung quy mô trên 66 ha, dự kiến thu hút các hộ chăn nuôi quy mô lớn từ 50-80 con/hộ. Đây sẽ là nòng cốt thúc đẩy vùng bò sữa tập trung tại huyện Duy Tiên.

Trước khó khăn về nhu cầu bò giống do giá giống hiện rất đắt, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ngân hàng NN-PTNT tỉnh dành vốn vay ưu đãi lãi suất cho các hộ nuôi bò mức 5 triệu đồng/bò giống, thời gian được UBND tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất trong 15 tháng đầu tiên.

So với việc cho vay vốn đối với các lĩnh vực khác trong nông nghiệp, tại Hà Nam, phía ngân hàng đã tỏ ra rất thiện chí đối với bò sữa khi cho phép người mua bò vay tối đa tới 70% giá trị bò giống, tài sản thế chấp chính là con bò đó.

Đến thời điểm này, dư nợ mà ngân hàng đã giải ngân cho người nuôi bò vay đã lên đến trên 10 tỉ đồng (chủ yếu tại huyện Duy Tiên) giúp tăng đàn trên 100 con bò sữa trong thời gian gần đây. Dự kiến năm 2015, ngân sách tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ gần 4 tỉ đồng lãi suất để mở rộng đàn bò.

Đề án của tỉnh cũng dành hàng loạt chính sách giúp nông dân mua thiết bị như hỗ trợ mua máy thái cỏ, máy vắt sữa, hỗ trợ kinh phí dồn đổi ruộng đất, xây dựng chuồng trại và công trình phụ trợ, xử lí môi trường, đào tạo chuyển giao kỹ thuật…

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/lan-toa-cach-mang-trang-ha-nam-tai-khoi-dong-post135126.html


Có thể bạn quan tâm

Cá Tra Tăng Giá, Doanh Nghiệp Vui, Người Nuôi Thất Vọng Cá Tra Tăng Giá, Doanh Nghiệp Vui, Người Nuôi Thất Vọng

Ông Thái An Lai, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho hay mấy năm gần đây giá cá tra nguyên liệu luôn đứng ở mức thấp, tiêu thụ khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến ngành nuôi cá của tỉnh. Một thời gian dài, giá cá tra luôn ở mức xấp xỉ và thấp hơn giá thành sản xuất cá đẩy người nuôi lâm vào tình cảnh khó khăn. Sản lượng cá tra toàn tỉnh 3 tháng đầu năm ước khoảng 95.500 tấn.

07/04/2014
Vĩnh Phúc Tập Huấn Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Giống Mới Vĩnh Phúc Tập Huấn Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Giống Mới

Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính giống mới theo hình thức thâm canh cho và 50 chủ trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

07/04/2014
Thi Nhau Nhổ Mì Thi Nhau Nhổ Mì "Chạy Úng"

Mấy ngày qua, trên các tuyến đường nông thôn tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu xuất hiện nhiều xe chở củ mì dính đầy bùn đen đem bán cho các cơ sở chế biến mì trong tỉnh. Hỏi ra mới biết nông dân đang thu hoạch sớm do trồng mì trên những vùng đất thấp, đó là những chân ruộng được canh tác theo chế độ luân canh "1 lúa 1 mì" hoặc là những vùng đất trồng mía sau khi hết chu kỳ.

29/07/2014
Bình Định Triển Khai Dự Án Nuôi Ghẹ Xanh Trên Biển Bình Định Triển Khai Dự Án Nuôi Ghẹ Xanh Trên Biển

Ngày 1.4, Tổ dự án nuôi ghẹ xanh trên biển do Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) chủ trì, đã thả trên 6.000 con ghẹ xanh giống để nuôi tại khu vực đảo Hòn Khô - Nhơn Hải (nuôi bằng hình thức thả đăng, ảnh).

07/04/2014
Phát Triển Cây Ngô Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Phát Triển Cây Ngô Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trong bối cảnh này, việc chuyển đổi một phần diện tích hay giảm bớt vụ trồng lúa kém hiệu quả tại ĐBSCL sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt là cây ngô là rất cần thiết, phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

29/07/2014