Nuôi cá lăng trong hồ
Là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như diện tích mặt nước biển, hệ thống sông suối, ao tương đối nhiều. Ngoài ra, các hồ chứa có nguồn nước dồi dào, môi trường trong sạch, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để phát triển nuôi các loài cá kinh tế. Nhằm tận dụng những tiềm năng, lợi thế nói trên và để tạo thêm đối tượng nuôi mới, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về sản phẩm thuỷ sản ngon và có chất lượng cao, đồng thời góp phần bảo tồn loài cá quý này, tháng 4-2015 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng, hướng tới mục tiêu phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng công nghệ cao, tăng thêm thu nhập góp phần cải thiện đời sống nhân dân; từng bước đa dạng hoá đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao. Mô hình nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa tại hồ Đồng Và, xã Yên Than (Tiên Yên) với quy mô 100m2, mật độ 10 con/m2, có 2 hộ tham gia đây là những hộ có điều kiện và có hệ thống lồng bè đáp ứng yêu cầu của mô hình.
Tham gia mô hình mỗi hộ được cấp 500 con giống cá lăng đạt tiêu chuẩn chất lượng và được hỗ trợ thức ăn, vôi, thuốc hoá chất để cải tạo môi trường nước nuôi và phòng, trị bệnh cho cá. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia mô hình, ứng dụng tốt kỹ thuật từ cách xây dựng lồng bè, kỹ thuật nuôi cá thương phẩm đến cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá... Trong suốt quá trình thực hiện, cán bộ phụ trách mô hình thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát những hộ tham gia thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật của mô hình đề ra. Anh tiết lộ thêm: Ngoài việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, anh còn cho cá thư giãn và nghe nhạc giao hưởng 2 lần trong ngày. Có lẽ vậy mà cá khoẻ mạnh, lớn nhanh hơn, đến thời điểm này đạt trung bình 200 - 250g/con (cỡ giống 30g/con), tỷ lệ sống đạt trên 90%.
Theo anh Nguyễn Tất Hùng (chủ hộ tham gia mô hình) cho biết: Nếu đem so sánh nuôi giống cá lăng với các loài cá khác như cá rô phi, cá chép, cùng diện tích mặt nước nuôi, thức ăn và công chăm sóc thì nuôi cá lăng cho năng suất, sản lượng thu về cao hơn gấp nhiều lần. Bên cạnh lồng nuôi cá lăng của mô hình, anh còn thả thêm một ô lồng nuôi cá trắm cỏ và cá chép. Tuy nhiên, sau vài cơn mưa đầu mùa, số cá này bị chết khá nhiều, những năm trước đây khi nuôi cá lồng anh cũng gặp tình trạng tương tự. Còn đối với loài cá lăng sống chủ yếu ở hệ thống sông Hồng tưởng về đây cá lăng sẽ khó nuôi nhưng thực ra thì chúng lại thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở địa phương, đặc biệt chịu đựng rất tốt với môi trường lạnh, ít bị dịch bệnh, không tốn công chăm sóc. Sau khi mô hình kết thúc, dựa vào kinh nghiệm nuôi cá lăng đã được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư chuyển giao và việc đánh giá hiệu quả từ mô hình nuôi cá lăng, gia đình sẽ có kế hoạch mở rộng và tập trung vào nuôi đối tượng này.
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, mặc dù đây là đối tượng nuôi mới, nhưng với tiềm năng thị trường rất lớn, cá lăng lại có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi, cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng. Mô hình đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra, bước đầu đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với những địa phương có ưu thế hồ chứa và mặt nước lớn. Đây là cơ sở quan trọng, rút kinh nghiệm để xây dựng và nhân rộng mô hình ở những năm tiếp theo.
Với đặc thù là huyện miền núi nhiều đồi núi và thung lũng, Tiên Yên hiện có 12 hồ chứa nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Mô hình nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa triển khai thành công sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Ông Lê Văn Nhỏ, nông dân sản xuất giỏi ở xã Tân Phú, huyện Cai Lậy đã 4 năm gắn bó với mô hình này chia sẻ: Thời gian qua, làm chương trình công nghệ sinh thái, tôi thấy rất hiệu quả, giảm được chi phí thuốc trừ sâu do giữ được côn trùng có ích. Theo tôi, để xây dựng nông thôn mới, chúng ta nên tham gia mô hình công nghệ sinh thái cho đồng ruộng tươi đẹp…”.
Trước tình hình này, Trạm Bảo vệ thực vật huyện khuyến cáo bà con nông dân cần giữ vườn tiêu thông thoáng, chăm sóc cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, bón phân hữu cơ ủ hoai mục và bón cân đối hàm lượng NPK, có bổ sung thêm các nguyên tố trung vi lượng, vệ sinh vườn sau thu hoạch, xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý dịch bệnh ngay từ đầu vụ.
Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 100 ha/400 ha trồng quýt đường của toàn xã bị rụng trái, chết cây, nhiều hộ dân phá bỏ để trồng tiêu, nhãn…
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện Mỹ là thị trường tiêu thụ rau, quả lớn thứ tư của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết trái cây Việt Nam mới chỉ cung ứng cho bộ phận người Châu Á, chưa xâm nhập rộng được vào thị trường này. Thêm nữa, việc đồng ý cho vải, nhãn vào thị trường Mỹ chỉ là bước đầu, còn việc hai loại trái cây này có thể vào được và tồn tại trên thị trường đầy thách thức này là cả vấn đề.
Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.