Làm Tốt Công Tác Thú Y, Góp Phần Đẩy Mạnh Phát Triển Chăn Nuôi

Phát triển chăn nuôi là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Song có lúc, có nơi người dân cũng như một số địa phương vẫn chưa thực sự làm tốt công tác thú y, làm thiệt hại về kinh tế.
Năm 2014 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh. Dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 13 xã thuộc 5 huyện làm 118 con gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 19 con lợn, 4 con bò.
Ngoài ra còn một số bệnh như: dại, cúm gia cầm H5N1, đốm trắng trên tôm sú... xảy ra lác đác ở một số địa phương. Tuy nhiên, do chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh một cách quyết liệt, sự nhiệt tình, sâu sát cơ sở của đội ngũ cán bộ thú y nên các ổ dịch xảy ra đều được phát hiện, bao vây, khống chế, dập tắt kịp thời, không để lây lan ra diện rộng, bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi và sức khỏe của người dân.
Trong đó đặc biệt coi trọng công tác tiêm phòng, coi đây là một trong những biện pháp cần thiết, quan trọng nhất trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Trong năm, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 2 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm, đạt 101,3% kế hoạch.
Công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong tỉnh, ra ngoài tỉnh và tại trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông đã có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh đã thực hiện 2 tháng hành động vệ sinh tiêu độc, khử trùng, với 8 lần phát động toàn dân thực hiện tổng vệ sinh môi trường; sử dụng 35.000 lít hóa chất sát trùng, phun được 65.690 ha khu chăn nuôi, khu vực có nguy cơ cao với dịch bệnh.
Lực lượng thú y đã kiểm dịch được khoảng 30% lượng gia súc, gia cầm lưu thông trong tỉnh; 90% lượng gia súc, gia cầm lưu thông ra ngoài tỉnh và 95% lượng gia súc, gia cầm đi qua các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.
Công tác thanh tra chuyên ngành, quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc trong thú y đối với sản xuất, chăn nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm có nhiều chuyển biến, góp phần tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Công tác xây dựng mạng lưới thú y cơ sở được chú trọng.
Trong thời gian tới, Chi cục Thú y tỉnh tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị của bộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đề phòng dịch bệnh tái phát.
Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc cũng như làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng, đẩy mạnh việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt chú trọng đến những vùng, xã giáp với các tỉnh khác, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực thú y.
Chi cục Thú y tỉnh cũng khuyến cáo các địa phương, hộ chăn nuôi phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến công tác thú y một cách đúng mức, bởi làm tốt công tác thú y mới có thể góp phần vào đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân nhanh nhất.
Related news

Thông tin về xoài Trung Quốc ngâm hóa chất bày bán tràn lan ở Hà Nội do một tờ báo chính thống đăng tải, rồi một số trang tin điện tử nhanh chóng đăng lại mấy ngày hôm nay đang khiến dư luận hoang mang. Nông dân trồng xoài thì lại một phen khốn đốn. Giá xoài rớt xuống chỉ còn chưa đến 10 nghìn đồng/kg.

Tại hội thảo quốc gia “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam” vừa được tổ chức mới đây, Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu ra một số liệu thống kê khiến nhiều người giật mình: Trung bình mỗi năm, nông dân Việt Nam lãng phí 2 tỷ USD vì sử dụng phân bón không đúng cách. Trong con số 2 tỷ USD này, có một phần của nông dân tỉnh Lâm Đồng.

Những ngày qua Sở NN-PTNT Quảng Nam đã thành lập 5 đoàn công tác về các vùng trọng điểm trên địa bàn tỉnh để trực tiếp chỉ đạo khâu phòng chống dịch.

Giá đường giảm và giảm đến mức nào? Đó là câu hỏi mà các nhà máy đường tự hỏi và hỏi lẫn nhau, nhưng rồi ai cũng lắc đầu vì... bí!

Bình quân cứ 4 - 4,5 kg nhái tươi sẽ cho một kg khô. Giá nhái khô hiện thời 540.000 đ/kg, còn vào dịp Tết khô nhái lên 650.000 đ/kg mà không có hàng để bán.