Làm Rõ Nguyên Nhân Sư Tử Biển Chết

Ông Lê Minh Phú, Chi cục phó Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình cho biết, cơ quan này đang cử cán bộ đến gia đình ông Nguyễn Văn Diện để điều tra nguyên nhân cái chết của con sư tử biển, qua đó sẽ làm rõ trách nhiệm liên quan...
Ông Lê Minh Phú cho biết trước đó, vào đầu tháng 8/2011, khi nghe tin về việc ngư dân tại xã Quảng Đông, Quảng Trạch bắt được sư tử biển, Chi cục đã cử cán bộ trực tiếp làm việc với gia đình ông Nguyễn Văn Diện để gia đình giao nộp con sư tử biển cho cơ quan chức năng thả nó về với tự nhiên nhưng gia đình ông Diện không chấp nhận.
Sau những yêu cầu quyền lợi từ phía gia đình ông Diện, đến giữa tháng 8, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Quảng Bình đã có biên bản làm việc giữa các bên liên quan để tìm hướng giải quyết.
Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành quyết định để gia đình ông Diện nuôi con sư tử biển tại gia đình đến ngày 24/8, kinh phí nuôi sẽ giải quyết khi có tờ trình từ phía gia đình.
Cũng theo ông Phú, trong thời gian qua, phía Chi cục đã liên hệ với Viện đại dương học Nha Trang và cơ quan này đã đồng ý tiếp nhận con sư tử biển này nên Chi cục đã cử cán bộ tới để nhận con sư tử biển nhưng phía gia đình không đồng ý và yêu cầu chi trả kinh phí mà gia đình đã nuôi sư tử biển trong thời gian qua là 25 triệu đồng.
Do từ trước tới nay chưa có tiền lệ xử lý việc này nên sư tử biển vẫn được nuôi tại gia đình ông Diện. Sau đó, nhiều lần Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình có công văn để tuyên truyền và vận động gia đình ông Diện trao trả con sư tử biển cho cơ quan chức năng nhưng phía gia đình vẫn không đồng ý.
Kết quả sau hai tháng nuôi tại nhà ông Diện, con sư tử biển này đã chết.
Về việc có ý kiến cho rằng sư tử biển chết do không đủ thức ăn, ông Phú nói rằng khi chưa có kết luận kiểm tra thì không thể khẳng định như vậy được. Mặt khác, sư tử biển vốn là loài động vật sống ở vùng ôn đới nên khi nuôi tại Việt Nam thì rất khó có thể thích ứng được. Tuy nhiên, nguyên nhân cái chết của con sư tử biển vẫn cần kiểm tra để làm rõ.
Trước đó, phía gia đình ông Nguyễn Văn Diện, người đã nuôi sư tử biển trong gần hai tháng qua lại khẳng định con sư tử biển này chết đói do gia đình không đủ điều kiện để cung cấp thức ăn.
Theo ông Diện, mỗi ngày sư tử biển ăn từ 3 đến 5kg cá tươi, với giá khoảng 100.000 đồng. Cũng theo ông Diện, trong hai tháng qua, phía Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình mới cử cán bộ tới xem xét tình hình và kiểm tra sức khỏe của sư tử biển khoảng hai, ba lần.
Còn vấn đề giao nhận sư tử biển thì theo như biên bản liên ngành làm việc là ngày 24/8 sẽ nhận và chi trả kinh phí nuôi cho gia đình nhưng qua hơn một tháng so với ngày hẹn vẫn không thấy động tĩnh gì.
Đã có lần gia đình hết tiền mua thức ăn cho sư tử biển nên đã làm tờ trình xin kinh phí nhưng không có cơ quan nào hồi âm.
Related news

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.

“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.

UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá và nuôi cá theo hướng VietGAP tỉnh Hưng Yên”. Tổng kinh phí thực hiện Dự án trên 30,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trong hai năm 2014 và 2015 là 3 tỷ đồng, phần còn lại từ nguồn xã hội hóa, các hộ tham gia Dự án.

Giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 7-11, thương lái thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá từ 270.000- 280.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 230.000- 240.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 190.000 đồng/kg…

Hôm nay (9/11/2013), Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1850/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động đối phó với siêu bão số 14 (HaiYan).