Làm nên chuyện từ hạt cam
Cách đây vài năm, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo do ít đất canh tác, lại phải nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn học, cuộc sống rất khó khăn. Năm 2012, nhận thấy việc ươm, ghép cây giống đem lại thu nhập cao nên anh bàn bạc với gia đình gom góp vốn đầu tư làm. Do lúc đầu chưa có kinh nghiệm, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên việc ươm, ghép cây của anh gặp một số khó khăn như: cây bị thối rễ, nổ lá nên bán ra giá thấp. Sau khi tham gia các lớp tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ nông dân do Hội Nông dân xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật tổ chức, anh Tám nắm bắt và tích lũy được nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật mới, áp dụng vào thực tế và đạt hiệu quả khả quan.
Bên cạnh đó, anh Tám mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (30 triệu đồng) để đầu tư vào việc ươm, ghép cây cam giống. Chỉ tính riêng năm 2013, gia đình anh ươm 400 lít hạt cam; qua vụ đó, vườn cây của anh cung cấp cho thị trường trên 400 ngàn cây cam giống, thu lãi trên 200 triệu đồng. Cuộc sống gia đình anh bắt đầu được cải thiện. Đầu năm 2014, anh Tám thuê 1,5 ngàn m2 đất giồng cát và gieo 800 lít hạt cam, hiện vào mùa thu hoạch, ước tính đạt 800 ngàn cây giống, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi trên 250 triệu đồng.
Hiện nay, anh Tám không chỉ xuất bán cây giống cho thị trường trong tỉnh mà còn tìm kiếm thị trường ngoài tỉnh. Anh đã lặn lội đến các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai để tìm kiếm thị trường, nguồn thu mua cây giống. Từ mô hình kinh tế hiệu quả trên, gia đình anh không chỉ thoát nghèo, trả vốn lại cho ngân hàng, mà có cuộc sống khấm khá hơn, xây dựng được một căn nhà (cấp 4), lo được cho hai con ăn học. Anh cho biết, nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của địa phương, các cơ quan chức năng mà những người nông dân như anh thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế. Dù vậy, thiết nghĩ sự cần mẫn, chịu khó như cá nhân gia đình anh Tám nói riêng, các hộ nông dân khác nói chung vẫn là điều quyết định.
Nói về nông dân Huỳnh Văn Tám, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình khẳng định: Anh là một người nông dân rất chịu thương chịu khó, chí thú làm ăn, luôn cầu tiến, học hỏi để nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Điều đáng quý nữa là anh rất thương yêu và chăm lo cho gia đình, là một người chồng, người cha mẫu mực.
Có thể bạn quan tâm
Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).
Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.
Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.
Ngày 13/9, tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội nghề cá, cá ngừ Việt Nam, ngư dân 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…