Làm Meo Nấm Rơm
Trong qui trình làm nấm rơm, meo là thành phần không thể thiếu được. Chất lượng của nấm tốt hay xấu phụ thuộc vào chất lượng của meo. Song không phải ai cũng SX được meo chất lượng cao. Anh Nguyễn Văn Mười ở số nhà 1/15 khu phố 1 phường Thạnh Mỹ Lợi quận 2 TP.HCM, chuyên SX meo để trồng nấm. Được sự hỗ trợ của khuyến nông cho anh vay 20.000.000đ (hai mươi triệu đồng) để thực hiện qui trình SX meo. Lúc đầu anh chỉ SX meo để nhà trồng và hỗ trợ cho nông dân ở địa phương, do chất lượng meo tốt "tiếng lành đồn xa", các địa phương tới đặt hàng nhiều, hiện nay giống meo của anh đã đi tới Long Khánh, Bình Chánh, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Huế... Anh tâm sự: "Làm meo nấm cũng đơn giản lắm".
– Nguyên liệu chủ yếu là rơm, rạ, bột bắp, đường mía, Agaz, lúa.
– Phân lập giống: Chọn tai nấm giống tốt không bị bệnh, không non quá, già quá. Cần tẩy trùng mặt ngoài tai nấm, gọt bỏ phần rơm rạ, lau qua bằng Alcol hoặc dung dịch HgCl2 0,2% rồi rửa lại bằng nước cất.
– Lấy dao chẻ tai nấm ra rồi cắt thành miếng nhỏ cấy vào trong hộp lồng (trong hộp lồng đã pha chế) theo công thức bột bắp 40g, đường mía 20g, Agaz 20g, nước 20g.
Khi tơ nấm mọc lan ra khắp mặt hợp ta chọn tơ nấm thực thụ (không lẫn tơ nấm tạp) đem cấy truyền sang ống nghiệm.
Nhân giống ra chai hoặc bịch: Sau khi được giống nấm thuần khiết, cần pha chế thức ăn, để nhân ra nhiều bịch hoặc chai làm meo nấm rơm, rơm rạ cắt khúc 2 – 3cm. Ngâm nước vôi một đến hai giờ vớt ra pha trộn: Cứ 3,3kg trộn 300g bắp xay nhuyễn, 100g vôi. Ngâm rơm sao cho khi vắt không chảy thành giọt là tốt. Đem hỗn hợp này đóng bịch hoặc chai, đậy nút bông lại đem hấp để thanh trùng. Sau khi đã thanh trùng chuyển qua phòng vô trùng để cấy meo, bịch meo đã cấy xong đem ủ 7 ngày là bán được.
Có thể bạn quan tâm
Nấm rơm là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ trồng đối với điều kiện khí hậu nước ta. Nguồn nguyên liệu trồng nấm rơm rất phong phú và đa dạng như: rơm, bông, lục bình, mạt cưa...Tuy nhiên, trồng bằng rơm là nguyên liệu dễ tìm nhất ở nước ta và giá cả lại rẻ
Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững và mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, sau nhiều năm độc canh cây lúa bà con nông dân ở P.Phước Thới đã chuyển từ cơ cấu 3 vụ lúa/năm sang trồng đậu nành hoặc mè trong vụ lúa xuân hè, bà con nông dân ở Thuận Hưng thì chuyển sang trồng dưa hấu, bắp lai, dưa leo trong vụ đông xuân. Một số bà con nông dân lên vuông để nuôi cá, tôm càng xanh trong mùa lũ, một số thì chuyển sang trồng nấm rơm. Nói chung các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa.
Nấm rơm có hơn 100 loài và chi, khác nhau về màu sắc từ màu xám trắng, xám, xám đen,... kích thước, đường kính tai nấm lớn hay nhỏ tùy thuộc từng loại, cấu tạo hình thái tai nấm gồm: Bao gốc: Bao gốc dài và cao lúc nhỏ bao lấy mũ nấm, khi mũ nấm trưởng thành gây nứt bao, bao gốc chỉ còn lại phần trùm dưới gốc chân cuống nấm. Bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt của bao tùy loài và ánh sáng, ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.
Quy trình sản xuất nấm rơm có sử dụng phân Bioted nấm cho 20 hộ trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả rất cao. Lượng nấm đạt khoảng 1,2-1,5 tấn/5ha rơm thu từ ruộng lúa, cao hơn gấp đôi so với cách trồng nấm thông thường của bà con nông dân
Trồng nấm rơm theo kỹ thuật mới là phải có vỉ lót đáy để lượng rơm sát đất không bị hư. Ngoài ra, còn rải vôi diệt khuẩn để ngừa nấm dại tấn công; trùm cao su và ống hơi phần rơm ủ để giữ nhiệt độ, ẩm độ để rơm không bị khô do nắng bốc hơi và bị đọng nước ở giữa đống