Kinh Nghiệm Trồng Nấm Rơm Của Anh Ba Dương
Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng - vật nuôi nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững, bà con nông dân ở TP.Cần Thơ đã áp dụng nhiều mô hình đem lại lợi nhuận cao, trong đó có trồng nấm rơm.
Một điểm sơ chế nấm rơm.
Anh Ba Dương ở xã Thuận Hưng (Thốt Nốt) có hơn chục năm theo nghề trồng nấm. Anh cho rằng, khi trồng nấm, cần chú ý một số điểm như:
Thời vụ: Nấm rơm có thể trồng quanh năm, nhưng để đạt năng suất cao và thuận lợi thì ngay sau khi thu hoạch lúa đông xuân (tháng 2 dương lịch) đến giữa mùa mưa khi lượng rơm nhiều và rẻ, nên tiến hành trồng nấm.
Sơ chế rơm: Rơm trồng nấm phải khô đều, màu vàng. Tuyệt đối không sử dụng rơm trên ruộng lúa trước khi thu hoạch tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, nấm sẽ không lên. Gom rơm lại, chất thành đống, kích thước khoảng 45m3, nếu ủ đống to quá sẽ khó cho việc tưới và đảo rơm, ủ quá nhỏ không tạo ra được nhiệt độ cho rơm chín.
Rơm sau khi chất đống được tưới đều từ trên xuống, giữ ẩm liên tục cho đến khi thò tay vào thấy nóng rát là được, sau khi ủ 4-5 ngày phải đảo rơm cho chín đều.
Cấy meo: Khi mua meo cần chú ý mua những bịch meo trắng đều từ trên xuống, không mua những bịch meo bị nhiễm nấm mốc, có màu đen hay đốm vàng. Rơm mục được chất thành luống như luống khoai, ngang 50cm, cao 35-40cm, dài tùy theo mặt bằng. Rải đều meo nấm ở hai bên sườn luống và phủ tiếp một lớp rơm nữa cho kín hết meo. Sau khi cấy meo 3-4 ngày, bào tử nấm nảy mầm thì phủ thêm lớp rơm mỏng nữa (rơm tươi).
Tưới nước: Nấm cần được trồng ở nơi cao ráo, gần sông để thuận tiện cho việc tưới nước và thoát thủy nhanh, tuyệt đối không để nước ngập lên mô nấm. Thời tiết khô thì tưới nước liên tục trong tuần đầu, mỗi ngày một lần để rơm luôn ẩm cho nấm phát triển. Nên tưới vào buổi chiều mát.
Phun thuốc: Nấm rơm hay bị nhiễm nấm mốc, nấm dại, nấm mốc xanh, mốc cam, mốc thạch cao. Phải xử lý bằng thuốc tím, nặng phải dùng Bennomyl, Zineb, Validacin. Ngoài ra, còn có các côn trùng phá nấm như ruồi, mạt gà, bọ nhảy, cuốn chiếu, kiến, gián; dùng thuốc Furadan để diệt. Khi nấm đã tạo hình thì phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng như Komix, Mimix, Atonic, Bioted...
Thu hoạch: Sau khi trồng 12-13 ngày, tiến hành kiểm tra kích thước của nấm, nếu đủ cỡ thì thu hoạch. Khi thu hoạch cần dỡ rơm từ từ, không bới lung tung. Nhặt những quả nấm đạt kích thước, nấm nhỏ để lại, phủ rơm như cũ và tưới tiếp để thu hoạch đợt sau.
Theo tính toán của anh Ba Dương, trồng nấm cho lợi nhuận hơn trồng lúa, chỉ cần bỏ ra 900.000-1 triệu đồng, có thể thu lãi khoảng 4-5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Cư dân 2 huyện Thốt Nốt và Ô Môn (Cần Thơ) xem trồng nấm rơm là nghề truyền thống của họ. Người có tuổi nghề ít nhất là 20 năm.
Với nấm rơm, chọn lọc sơ bộ, loại bỏ những nụ nấm bị ố vàng, úng, các phần gốc dính vào còn sót lại trong lần thu hoạch trước. Cắt bỏ phần cuống nấm có dính rơm, đất
Kỹ thuật trồng nấm rơm theo quy trình mới của Trung tâm Công nghệ sinh học Việt Nam lần đầu tiên được triển khai đại trà tại huyện Sơn Hòa bước đầu đã được nông dân đón nhận.
Giá thể trồng nấm rơm có thể chế biến đơn giản không cần ử nhiều, chỉ cần ngâm rơm rạ với nước vôi tỷ lệ 5% trong khoảng 18-20 giờ rồi vớt ra để ráo nước. Xếp thành bó hoặc luống lien tục như luống khoai lang, chiều rộng 30-40cm, chiều cao từ 25-35cm, dài tùy ý
Nấm rơm có thể trồng được quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên đán, có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng