Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Làm Lồng Ấp Thủ Công Trong Nuôi Gà

Làm Lồng Ấp Thủ Công Trong Nuôi Gà
Ngày đăng: 02/08/2013

Chỉ bằng vật liệu đơn giản, dễ kiếm, bà con có thể làm được những lồng ấp dùng trong chăn nuôi gà rất hiệu quả lại tiết kiệm chi phí, từ đó có thể tăng lợi nhuận.

Ấp trứng gà thủ công.

Vật liệu (Chuẩn bị cho lò ấp khoảng 100 trứng).

1 thùng tôn lồng vào trong thùng xốp để giữ nhiệt. Kích thước thùng tôn khoảng 60 x 60cm, có nắp đậy. 1 tấm lưới cắt bằng mặt trong của thùng tôn làm khay đựng trứng; 1 bao may bằng vải thấm nước đựng một lớp trấu bên trong trải lên khay để đặt trứng, gọi là đệm trứng; 3 đèn dầu hỏa có chân, có đủ bóng; 1 nhiệt kế để ở khay trứng và mấy viên gạch kê thùng lên cách mặt đất khoảng 20cm và kê khay trứng trong khoảng giữa thùng; bình xịt nước phun sương tạo độ ẩm.

Cách làm

Khoét 3 lỗ ở đáy thùng cách đều nhau, cho 3 bóng đèn vào bên trong (đèn đặt bên dưới, chỉ miệng bóng đèn chui vào thùng).

Chọn trứng đều nhau và có trống đặt lên đệm trứng một lượt. Đốt 3 đèn dầu lên. Xem nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ 37,5 – 38 độ C (vịt 38,5 – 39 độ C) rồi vặn nhỏ đèn sao cho trong quá trình ấp giữ được nhiệt độ. Nắp đậy chỉ sử dụng khi nhiệt độ chưa đạt mức cần thiết, sau đó mở hé cho thoáng.

Vài ngày phun nước một lần (làm sao đạt độ ẩm khoảng 80%). Khi đảo, nhớ đánh dấu các vị trí hiện tại bằng cùng một ký hiệu. Mỗi ngày đảo 6 - 7 lần trong 10 ngày đầu. Sau đó giảm dần, chỉ cần 3 - 4 lần/ngày. Khi đảo vị trí các mặt của trứng cũng phải đảo vị trí giữa và bên cạnh đệm trứng. Sau 7 ngày cần soi trứng để loại bỏ những quả không có phôi. Có thể cầm trứng đặt trước một cái phễu giấy bìa trước ngọn đèn. Nếu trứng không có phôi sẽ không có đường dây máu phát triển. Thông thường những trứng hỏng sẽ có khoảng trống là một hình chéo.Với gà, ấp 19 - 20 ngày trứng sẽ nở, vịt 28 ngày, ngan 40 ngày.

Chăm sóc, nuôi dưỡng gà con không có mẹ

Sau khi gà nở hết không nên cho ăn trong 24 giờ đầu để gà tiêu hết lòng đỏ. Tuy nhiên, cần cho uống nước bằng cách đặt vài cái ly trong đựng đầy nước sạch úp ngược vào cái đĩa để nước rỉ ra dần.

Nhiệt độ: Lúc gà ra khỏi lồng ấp vẫn cần duy trì nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài. Tuần đầu 35 độ C, sau đó giảm dần. Cần đóng những chuồng úm diện tích khoảng 2m2, cao 1,5m. Tuần đầu lót lưới 5mm, tuần 2 lưới 1cm, tuần 3 lưới 1,5cm, bên dưới rải báo và treo hai ngọn đèn khoảng 40W. Tuần đầu dùng đèn cả ngày lẫn đêm. Tuần 2 chỉ dùng ban đêm. Tuần 3 chỉ dùng khi mưa, gió rét, bão. Tuần 4, có thể thả gà xuống đất, chỉ nhốt vào ban đêm. Nếu không có điện có thể che chuồng thật kín và rải một lớp trấu để giữ nhiệt độ ấm hơn.

Thức ăn: Có thể cho ăn bằng thức ăn gà con (thức ăn công nghiệp) hoặc bằng tấm gạo, bắp xay, vừng. Bổ sung một ít bột cá nhạt hoặc đậu nành rang xay nhỏ, đầu cá vụn nấu chín hoặc giun, mối... Từ tuần 2 cho ăn thêm rau xanh như rau muống, cải bắp... xắt nhỏ.

Quy trình phòng bệnh:

Để đề phòng bệnh viêm rốn và bạch lỵ có thể cho uống kháng sinh trong 4 ngày đầu tiên: Ampiseptin gói 5g, hoặc Ampicoli gói 5g; một gói hòa với một lít nước.

Tiêm vắc -xin

Gà 5 ngày tuổi: Dùng vắcxin Laxota nhỏ mắt mũi.

Gà 10 - 12 ngày: Chủng đậu và Gumboro nhỏ mắt mũi.

Gà 21 ngày: Dùng Laxota lần 2.

35 ngày: Chích Imopest: 0,3cc/con. Lặp lại sau mỗi 3 tháng đối với gà nuôi đẻ và gà trống giống. Chích vắc -xin tụ huyết trùng 1cc/con cùng một lúc. Lặp lại sau mỗi 6 tháng đối với gà giống. Có thể bổ sung vitamin, vitason, liều 2g/lít nước.

Lịch xổ giun: Mỗi tháng xổ giun một lần với levamison liều một gói 5g/3kg gà nhỏ hoặc 5kg gà lớn.

Phòng bệnh cầu trùng: Khi có triệu chứng cầu trùng ở những con đầu tiên (phân tiêu chảy, có máu trong phân) dùng Anticoc với liều 1g/lít nước, hoặc Rigecoccin 1 gói /lít nước. Dùng thuốc 5 - 6 ngày.

Phòng bệnh Gumboro: Nếu thấy gà ủ rũ, tiêu chảy phân nhớt, dùng vitamin C, đường Glucoza và Eleotrolyte. Liều lượng: 100g vitamin C, 0,5kg đường Glucoza và 2 gói Eleotrolyte cho 50 lít nước, dùng 3 - 5 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Điều Trị Bệnh Gà Rù Bằng Đông Y Điều Trị Bệnh Gà Rù Bằng Đông Y

Bệnh gà rù (Niu catxơn) do vi-rút gây ra, để lại những bệnh tích nguy hiểm như viêm, xuất huyết, loét niêm mạc đường tiêu hóa, nhiễm trùng máu, thần kinh, tủy sống. Bệnh lây lan mạnh qua đường hô hấp. Thuốc đặc trị không mang lại hiệu quả cao nên người chăn nuôi phải coi trọng công tác phòng bệnh, đồng thời chú ý vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại.

31/07/2013
Làm Lồng Ấp Thủ Công Trong Nuôi Gà Làm Lồng Ấp Thủ Công Trong Nuôi Gà

Chỉ bằng vật liệu đơn giản, dễ kiếm, bà con có thể làm được những lồng ấp dùng trong chăn nuôi gà rất hiệu quả lại tiết kiệm chi phí, từ đó có thể tăng lợi nhuận.

02/08/2013
Một Số Bệnh Pháp An Toàn Sinh Học Trong Chăn Nuôi Gia Cầm Một Số Bệnh Pháp An Toàn Sinh Học Trong Chăn Nuôi Gia Cầm

Trước tình hình dịch heo tai xanh bùng phát, người tiêu dùng có khuynh hướng chuyển sang sử dụng thịt gia cầm làm cho nhu cầu và giá cả gia cầm trên thị trường cũng tăng theo.

31/01/2013
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Gà Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Gà

Bệnh lan truyền do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh dễ lây truyền từ chuồng này sang chuồng khác, nơi này sang nơi khác do người ta, súc vật

31/01/2013
Kỹ Thuật Ấp Nở Gà Sao Kỹ Thuật Ấp Nở Gà Sao

Bảo quản trứng ấp trong điều kiện nhiệt độ 18-200C và độ ẩm tương đối 70% là thích hợp nhất. Không dự trữ trứng ấp lâu hơn 4-5 ngày, nếu để lâu khả năng ấp nỡ sẽ kém. Trong thời gian bảo quản ngày thứ 5-7, mỗi ngày tỉ lệ nở giảm đi 1%, đến ngày thứ 8-14, tỉ lệ nở đó sẽ là 2-3%

30/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.