Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Bệnh Nấm Mào Ở Gà

Bệnh Nấm Mào Ở Gà
Ngày đăng: 24/08/2013

Là bệnh truyền nhiễm lây lan mãn tính với tổn thương cục bộ ở da đầu do loại nấm Trichophyton gallinae gây ra. Bệnh còn có tên khác là Dermatomicosis, mào trắng...

1. Nguyên nhân

Bênh do nấm Trichophyton gallinae gây ra loại nấm này gây nhiễm cho gà và đôi khi gây nhiễm cho người.

Nấm Trichophyton gallinae mọc tốt trên các môi trường riêng (Sabourau, Czapek).

2. Động vật mẫn cảm

- Gà nhất là giống gà có mào to

- Gà tây

- Chuột, thỏ, chuột bạch có thể gây nhiễm thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

3. Đường truyền bệnh

Bệnh truyền trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe. Lớp vẩy nấm ở mào gà bệnh là nguồn có khả năng gây nhiễm cho gà khỏe. Bệnh có thể lan nhanh khi da xước, xây sát.

4. Triệu trứng bệnh tích

Gà bệnh hay lắc đầu, quan sát thấy những đám nấm màu trắng trên mào tích gà như có bột trắng phủ lên. Khi bệnh phát triển có thể lan tới vùng không có lông. Xung quanh những lỗ nang có thể thấy các lớp vẩy nấm và lớp da quanh đó dầy lên.

Bệnh có thể đi kèm với những triệu trứng toàn thân khác như gà yếu, gầy, thiếu máu v.v... Bệnh thường là mãn tính song cũng có nhiều gà khỏi nhanh.

Tỷ lệ chết thấp khi các biện pháp vệ sinh thú y đảm bảo nghiêm túc.

Bệnh tích: Lớp da dầy lên được bao bọc bởi lớp vẩy có nhiều đốm hoại tử hạt và tồn dư bã đậu ở đường hô hấp trên và ống tiêu hóa.

5. Chẩn đoán

Qua triệu trứng lâm sàng có thể chẩn đoán tương đối dễ dàng: quan sát những biến đổi ở mào tích và những vùng da không có lông.

Trong trường hợp cần thiết có thể gửi xét nghiệm ở phòng thí nghiệm để nuôi cấy và kiểm tra trực tiếp trên kính hiển vi.

6. Điều trị

Khi có gà bị nấm mào có thể dùng chữa cục bộ những nơi có nấm bằng cồn iốt, nitrat bạc bôi vào những da nơi bị nấm và một số thuốc chống nấm khác.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Chọn Gà Con Nuôi Thả Vườn Kỹ Thuật Chọn Gà Con Nuôi Thả Vườn

Ở số báo trước, Báo NTNN đã thông tin tới độc giả nắm được ưu điểm của chăn nuôi gà thả vườn và một số giống gà có nhiều ưu điểm tạo thuận lợi cho người chăn nuôi. Ở số báo này, chúng tôi tiếp tục chuyển tới độc giả về kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn thế nào cho hiệu quả.

27/06/2013
Bệnh Giun Đũa Gà Bệnh Giun Đũa Gà

Bệnh giun đũa gà rất phổ biến ở gà chăn nuôi trong nông hộ thuộc các tỉnh trung du và miền núi nước ta cũng như ở các cơ sở nuôi gà tập trung theo phương thức công nghiệp và thả vườn các tỉnh vùng đồng bằng.

08/07/2013
Chuẩn Bị Điều Kiện Trước Khi Nuôi Gà Công Nghiệp Lông Trắng Chuẩn Bị Điều Kiện Trước Khi Nuôi Gà Công Nghiệp Lông Trắng

Chuồng nuôi gà phải được thiết kế đúng kỹ thuật, bảo đảm độ thông thoáng để thoát nhanh khí độc; nếu nuôi kín cần có hệ thống quạt hút đẩy không khí. nền chuồng cao ráo tráng xi măng nhẵn, có độ dốc ra máng tiêu nước để thoát nước nhanh. Bố trí chuồng nuôi gà ở nơi cao ráo, xa khu dân cư tối thiểu 500m.

26/07/2013
Kỹ Thuật Nuôi Gà Siêu Hiệu Quả Ở Nhật Bản Kỹ Thuật Nuôi Gà Siêu Hiệu Quả Ở Nhật Bản

Phương pháp miễn dịch tròn đời từ khi gà nở đến khi được 18 ngày tuổi, trên vỏ trứng chọn một điểm tùy ý, dùng giấm làm mềm điểm đó, sau đó tiêm một liều vacxin phòng bệnh vào phôi thai, khi gà con nở ra về cơ bản đã có trong mình khả năng phòng bệnh trọn đời.

02/08/2013
Để Gà Đẻ Tốt Trong Mùa Nóng Để Gà Đẻ Tốt Trong Mùa Nóng

Thực nghiệm đã chứng minh, mùa hè vào thời kỳ nhiệt độ cao mà tăng thêm 1,5% dầu đậu nành thì tỉ lệ đẻ trứng của gà cũng tăng lên rõ rệt. Chính vì vậy, giảm lượng các loại thức ăn ngũ cốc như ngô, duy trì ở mức không quá 50 – 55%, đồng thời gia tăng một lượng thích hợp các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao có thể đảm bảo phát huy tính năng sinh sản của gà đẻ.

03/08/2013