Bệnh Ký Sinh Trùng Máu Trên Gà (Leucoccytozoonosis Disease)
1. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân gây bệnh do một loại đơn bào ký sinh sống trong máu gà có tên Leucocytozoon gây ra.
- Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loại côn trùng hút máu bọ mạt gà, ruồi đen và muỗi…
- Bệnh mang tính chu kỳ rõ rệt phụ thuộc vào mùa sinh sản và phát triển của côn trùng hút máu truyền bệnh. Ở miền Bắc nước ta bệnh thường xuất hiện hàng năm vào cuối xuân, đầu hè.
2. Triệu chứng:
- Bệnh gặp ở cả gà thịt và gà đẻ, thời gian ủ bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng xâm nhập vào sức đề kháng của cơ thể gia cầm.
- Ban đầu trong đàn thấy xuất hiện một số gà có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, mào tích thâm tái vài ngày sau trở nên nhợt nhạt, trắng bệch, tỷ lệ này tăng dần.
- Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây, nhớt, lẫn máu.
- Ở gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm đột ngột.
- Gia cầm gầy yếu nhanh và khó thở. Đến ngày thứ 10-12 của quá trình bệnh có thể thấy một số con chết với biểu hiện hộc máu ở miệng và mũi, tuy nhiên gà chết không ồ ạt mà chết lác đác, nhưng tăng dần qua mỗi ngày. Lúc đầu thường chết về ban đêm, về sau chết bất cứ lúc nào, tỷ lệ chết lên đến 70% nếu không can thiệp kịp thời.
3. Bệnh tích:
- Ngực, chân, mào, tích những vùng da mỏng, không có lông của gà thấy nhiều vết đốt của côn trùng tụ máu.
- Khi cắt tiết gia cầm bệnh để khám ta thấy máu rất loãng, khó đông.
- Mổ khám thấy máu chưa đông, tích trong xoang bụng, ngực. Gan, thận, lách sưng to, đặc biệt lách sưng gấp hai lần bình thường, trên bề mặt có nhiều điểm xuất huyết hoặc hoại tử. Có một số trường hợp ta sẽ thấy gan đen, dạ dày tuyến xuất huyết, ruột chứa nhiều phân màu xanh lá cây. Trên gà đẻ ta thấy buồng trứng đen, trứng vỡ.
- Nếu gà bị bệnh lâu ngày thấy có nhiều nang bào ký sinh màu trắng như hạt gạo (các Schizont) rải rác ở tuỵ, cơ ngực, cơ cổ....
- Lấy máu, nhuộm, soi trên kính hiển vi có thể thấy các ký sinh trùng hình thoi.
4. Phòng bệnh:
* Bước 1: Vệ sinh, làm quang môi trường xung quanh chuồng nuôi.
- Ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp giữa côn trùng và gà bằng thuốc diệt trùng, để tiêu diệt ruồi, muỗi, mạt gà bằng các thuốc: FDONA, PERMETHYL 50EC, ICON 2.5EC...
- Phun thuốc sát trùng định kỳ 2 -3lần/tháng toàn bộ khu vực chăn nuôi.
* Bước 2: Tăng cường sức đề kháng
- Dùng các chất trợ sức: Vitamin, điện giải, giải độc và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Dùng KATAMIN THẢO DƯỢC hoặc GLUCO K – C THẢO DƯỢC liều 1g/1lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin và cung cấp điện giải.
- Dùng SORBITOL hoặc LIVERCIN liều 1ml/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc.
- Dùng LACTO GLUCAN liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc BACILAC liều 1 – 2g/1 lít nước để bổ sung men sống giúp tiêu hóa.
* Bước 3: Kháng sinh
- Sử dụng thuốc đặc hiệu để phòng bệnh cho gà trong suốt mùa có nhiều côn trùng phát triển (từ tháng 2 đến tháng 7), cho uống dòng kháng sinh có thành phần Sulfamonothiazine, Sulfadimethoxin, Rigecoccin (Clopidol) đều có tác dụng phòng, trị tốt Leucocytozoon (tên thương phẩm trên thị trường: METHOCIN hoặc DAIMENTON).
5. Điều trị:
* Bước 1: Vệ sinh, làm quang môi trường xung quanh chuồng nuôi.
- Hạn chế, tiêu diệt các loại côn trùng quanh khu vực nuôi bằng thuốc diệt côn trùng FDONA, PERMETHYL 50EC, ICON 2.5EC...
- Phun thuốc sát trùng định kỳ toàn bộ trang trại chăn nuôi.
* Bước 2: Dùng kháng sinh
- Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng đường máu: METHOCIN hoặc DAIMENTON liều 101g/1 tấn thể trọng gia cầm, cho uống trong 3 - 5 ngày.
* Bước 3: Dùng Vitamin, điện giải và men tiêu hóa
- Dùng KATAMIN THẢO DƯỢC hoặc GLUCO K – C THẢO DƯỢC liều 1g/1lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin và cung cấp điện giải.
- Dùng SORBITOL hoặc BOGANNIC liều 1ml/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc.
- Dùng LACTO GLUCAN liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc BACILAC liều 1 – 2g/1 lít nước để bổ sung men sống giúp tiêu hóa.
Có thể bạn quan tâm
Mùn cưa dùng để lót trứng cho khỏi vỡ (mỗi khi vận chuyển trứng) lại chính là nơi ẩn náu lý tưởng của một họ vi khuẩn gây hại có tên là Enterobacteriaceae. Đây là nhận định mới được đưa ra bởi các nhà khoa học ở Athens (Hoa Kỳ).
Trong bài báo thứ 10 trong loạt bài này, TS. Steve Tullett - cố vấn cho Công ty Aviagen chuyên về ấp nở trứng và khả năng sinh sản- phác thảo những tác động của dinh dưỡng đến thiểu năng sinh sản, tỷ lệ phôi chết và khả năng nở. Bài báo này là một phần tạp chí của trường Kỹ thuật Ross, tiêu đề là "Điều tra thực hành ấp nở".
Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 2 (Phần cuối)
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chất protêin trong lòng trắng trứng có thể được dùng để kháng lại bệnh lây nhiễm đã khiến ngành chăn nuôi và chế biến gia cầm thất thoát hàng tỉ pound hàng năm.