Làm hại nông thôn
Ở một số địa phương ven biển phát triển kinh tế nuôi trồng, đã xuất hiện hiện tượng bán tôm giống không đạt yêu cầu làm người nuôi thiệt hại, có khi trắng tay.
Phân bón được bán theo hình thức đa cấp. Ảnh chụp website Công ty Rồng Vàng Đất Việt
Tình hình lừa đảo, lợi dụng sự cả tin của người nông dân để trục lợi bất chính là hiện tượng có thật.
Báo Thanh Niên vừa chỉ ra một hiện tượng mới khác: có công ty bán phân bón cho nông dân dưới dạng mặt hàng kinh doanh đa cấp.
Giá phân bón của công ty này cao ngất ngưởng nhưng chất lượng dinh dưỡng của nó đối với các loại cây nông sản thực phẩm thì rất mù mờ.
Cũng như những đơn vị bán hàng đa cấp bất chính khác, công ty này cũng có kiểu quảng cáo huênh hoang. Họ vẽ ra cho khách hàng ảo tưởng bỏ ra 10 triệu đồng mua hàng có thể thu lời… vài tỉ đồng. Lúa dùng phân bón của họ cho ra hạt gạo sạch và thơm, cơm nấu lên ngọt như nấu với… nước dừa; mướp dùng phân bón của họ nấu ra có màu vàng nâu như mật ong.
Những cách quảng cáo phản khoa học như vậy không khác gì kiểu quảng cáo thuốc của những nhóm Sơn Đông mãi võ ngày trước.
Bán hàng đa cấp lừa đảo không còn dừng ở khu vực thành thị, nhắm vào người già, thanh niên chưa có việc làm, sinh viên… mà bắt đầu lan vào, hướng đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, biến những người phi nông nghiệp và cả bà con nông dân có thể rơi vào nghèo túng hoặc thâm công mắc nợ.
Hơn ai hết, người nông dân là đối tượng cần được giúp đỡ, hỗ trợ để tránh khỏi những cái bẫy kiểu này, bởi họ dễ cả tin khi mà quanh năm quanh quẩn ở ruộng vườn, ít tiếp cận thông tin, sống thật thà, chơn chất.
Vai trò của Hội nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và chính quyền địa phương là rất quan trọng trong việc chặn ngay từ đầu những đối tượng lừa phỉnh, dụ dỗ nhà nông và người thân của họ tham gia những đường dây kiểu này.
Chính những nhà nông một nắng hai sương và con em họ cũng cần xác định rằng: chỉ có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình bằng sức lao động, bằng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, bằng sự bắt tay hợp tác với những nhà khoa học, doanh nghiệp uy tín…
Đầu tư cho nông nghiệp và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm làm ra, chứ không thể trở thành tỉ phú chỉ đơn giản bằng việc bỏ tiền ra đầu tư mua gói sản phẩm này, sản phẩm khác mà chất lượng rất mập mờ. Không thể thoát nghèo bằng chính cách hại nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Sản xuất nhỏ lẻ, năng suất thấp nhưng chi phí cao đã khiến ngành chăn nuôi dễ bị tổn thương. Theo nhiều chuyên gia, nếu Nhà nước không có hành động quyết liệt thì ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nguy cơ “thua trên sân nhà”.
Dịch cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu trên đàn vịt có quy mô lớn của các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn 4 huyện, thị xã… của Bắc Ninh.
Mô hình chăn nuôi heo và gà trên đệm lót sinh học mà bà con nông dân xã Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) áp dụng đã hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đây là phương pháp sử dụng chế phẩm Balasa N01 (dùng để khử độc, mùi hôi phát sinh từ chất thải chăn nuôi) kết hợp với mùn cưa, trấu, hoặc bột bắp… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi, hạn chế mầm bệnh.
Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.
Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.