Làm Giàu Từ Trồng Cây Thanh Long Ruột Đỏ Ở Thị Xã Bỉm Sơn
Thăm vườn thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang cho thu hoạch của gia đình anh Đỗ Lương Dũng, xã Quang Trung (thị xã Bỉm Sơn), chúng tôi thấy được niềm tâm huyết, tận tụy của người nông dân này.
Sau 10 năm vất vả làm ăn, trồng đủ loại cây mà kinh tế gia đình vẫn khó khăn. Anh khăn gói vào Nam làm ăn và tìm hiểu những kinh nghiệm trồng cây TLRĐ ở tỉnh Tiền Giang.
Năm 2009, anh trở về và đầu tư gần 150 triệu đồng làm đường, đưa các cột bê tông lên khu vườn, kéo điện, đường nước bắt đầu trồng thử nghiệm cây TLRĐ. Ban đầu anh đã chọn giống TLRĐ của Đài Loan, sau thời gian chăm sóc cây ra hoa kết trái nhưng do giống không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên quả rụng rất nhiều trong thời gian sinh trưởng và phát triển, năng suất thấp.
Không nản chí, được Hội Làm vườn và Trang trại (HLV&TT) tỉnh giới thiệu về giống TLRĐ Long định 1- H14 của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Anh Dũng đầu tư trồng 0,5 ha với 500 gốc TLRĐ, sau một năm thanh long đã cho thu hoạch.
Tuy mới bắt đầu cho thu hoạch nhưng mỗi lứa anh đã thu được trên 3,3 tấn thanh long, trừ chi phí hàng năm có thu nhập hơn 500 triệu đồng. Nhận thấy trồng cây TLRĐ Long định 1-H14 mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh đã đầu tư trồng thêm 1.500 trụ TLRĐ. Anh tâm sự: Trồng cây TLRĐ Long định 1-H14 có năng suất cao, ít sâu bệnh, đầu tư một lần ban đầu cho thu hoạch từ 15-20 năm mới thay thế.
Đến nay, vườn TLRĐ của anh có 500 trụ đang cho thu hoạch lứa thứ 3 và 1.500 trụ đang cho quả bói. Ước tính trong năm 2014, gia đình anh thu được hơn 20 tấn quả và sẽ có nguồn thu khoảng 700 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động.
Được sự giới thiệu của người nhà bên Đài Loan về giống TLRĐ năm 2004, ông Vũ Ngọc Tuấn, phường Bắc Sơn đã đầu tư trồng khảo nghiệm giống TLRĐ. Năm đầu trồng thành công, ông tiếp tục mở rộng diện tích và đưa thêm giống TLRĐ Long định 1 - H14 vào trồng.
Đến nay, khu vườn của ông vẫn còn một số gốc TLRĐ giống Đài Loan và 900 gốc TLRĐ giống Long định 1- H14. Theo tính toán của ông, trồng 1 ha TLRĐ hết khoảng 200 triệu đồng, song thu nhập lại cao gấp nhiều lần trồng các loại cây khác. 1 ha TLRĐ của ông mỗi năm thu hoạch, trừ mọi chi phí còn lãi hơn 400 triệu đồng. Gốc TLRĐ trung bình có tuổi đời từ 15-20 năm.
Từ khi trồng, sau 18 tháng đã cho thu hoạch, chỉ sau hai năm là dư vốn. Hiện nay, ông Tuấn còn cung cấp giống TLRĐ cho người dân khi có nhu cầu. Trên vườn nhà ông lúc nào cũng có hai loại giống là Long định 1- H14 và Đài Loan. Tuy nhiên, người dân vẫn ưa thích loại giống TLRĐ Long định 1- H14 hơn, bởi giống này dễ trồng, không cầu kỳ, năng suất cao.
Đến nay, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 42 hộ trồng cây TLRĐ, chủ yếu là giống Long định 1-H14 với tổng số 17.600 trụ tương đương 16 ha và là một trong những địa phương đi đầu trong tỉnh về phát triển loại cây này. Tuy là giống cây trồng mới nhưng có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác.
Bà Phạm Thị Lý, Chủ tịch HLV&TT thị xã Bỉm Sơn, cho biết: TLRĐ là loại cây dễ trồng, dễ sống mà lại cho thu hoạch nhiều lứa quả trong năm. Tuy nhiên, để cây TLRĐ phát triển hơn nữa, tránh tình trạng “được mùa mất giá”, rất mong các ngành liên quan sớm có chủ trương cụ thể để phát triển cây TLRĐ một cách phù hợp. HLV&TT tỉnh tiếp tục hướng dẫn các chủ trang trại và các hộ trồng TLRĐ về kỹ thuật, chăm sóc phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu cho quả TLRĐ Thanh Hóa.
Có thể bạn quan tâm
Dòng sông Yên lững lờ uốn lượn qua nhiều xã phía nam huyện Quảng Xương. Tự ngàn đời, dòng nước trong xanh với đôi bờ cây lá xum xuê không chỉ mang lại phong cảnh hữu tình cho các xã vùng chiêm trũng mà sông Yên còn bồi lắng phù sa cho đồng ruộng tốt tươi.
Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đối với cây mít do bà con chưa thực hiện đúng quy trình canh tác và phòng tránh sâu bệnh, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm chết các loại thiên địch, cộng với thời tiết không thuận lợi, nóng ẩm thất thường, tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng có hại phát triển.
Ông Trần Vững, Phó Chủ tịch UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), cho biết: Giá cá sặc bổi hiện nay giảm quá mạnh. Nhiều hộ dân đã đến thời điểm thu hoạch cá mà không dám lên hầm vì không có lời, còn hộ nào đi vay nợ để làm mô hình này thì lỗ nặng.
Với những con số trên, hiện Thanh Hóa đang là tỉnh có diện tích trồng ngô và năng suất đứng thứ 2 trong toàn vùng Bắc Trung bộ. Hiện tại, cây ngô đang chiếm 10,8% trong diện tích đất nông nghiệp canh tác hàng năm, và chiếm 7% giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt của tỉnh.
Tuy nhiên, để đánh bắt chúng thì vẫn chưa có kỹ thuật khai thác nào, ngoài việc dùng máy bơm nước công suất lớn tạo áp lực để thổi”. Ông Bùi Thế Tuân, Phó phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô khẳng định.