Làm Giàu Từ Rau Giống
Nhờ sản xuất đại trà các loại giống rau, ông Nguyễn Quang Khoản ở xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh (Hà Nội) đã làm giàu trên mảnh ruộng của mình...
Men theo con đường ngoằn ngoèo, chúng tôi đến cánh đồng rau xã Đại Thịnh với hàng trăm ha rau xanh ngát từ đầu đến cuối xã. Ông Khoản là người có thâm niên trồng rau trong xã, được mệnh danh là “vua” giống. Bất kể trời nắng hay mưa, ông Khoản cũng tất bật với việc trồng và chăm sóc rau màu. Với phương châm không để cho đất nghỉ, mỗi năm ông trồng cả chục giống rau.
“Mặc dù trồng rau cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng SX rất vất vả. Ươm rau giống phải thực hiện các công đoạn như phơi đất, gieo hạt, chăm sóc… Bất kể ai làm nghề đều phải am tường kỹ thuật, chỉ một lỗi nhỏ trong quy trình là rau giống có thể chết hoặc bị sâu bệnh hại dẫn đến mất trắng”, ông Khoản nói.
Theo ông Khoản, thời gian ươm rau giống thường từ tháng 6 đến tháng 12 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên năm nay, để đáp ứng cho việc khôi phục diện tích rau màu sau đợt mưa, có thể thời gian ươm giống sẽ kéo dài hơn. Khoảng từ 20-25 ngày là người trồng có thể thu hoạch được một lứa. Với giá bán hiện tại từ 200-400 nghìn đồng/1.000 cây giống súp lơ, 250 nghìn đồng/1.000 cây su hào... thì mỗi lứa rau giống có thể lãi hàng chục triệu đồng/sào.
Ông cho biết, cả xã trước đây đều trồng rau màu nhưng không có ai bán cây giống. Đích thân ông phải tìm mua ở đại lý cách nhà 30-40km, vừa vất vả mà giống lại cung ứng thất thường. Do đất ruộng là vùng bãi thấp nên ông phải tôn cao mặt ruộng để tránh ngập úng. Lứa rau ươm đầu tiên xuất bán, thu lãi gấp nhiều lần so với trồng lúa. Từ thành công ban đầu, ông tiếp tục đầu tư vào ươm rau giống.
Ông Khoản thuê thêm 5 sào ruộng, đào đắp đất để tôn cao mặt ruộng, đắp bờ kè xung quanh rồi làm bể chứa nước, giàn che mưa nắng, tổng đầu tư hết gần 100 triệu đồng. Để chắc ăn, ông còn tham khảo nhiều sách vở, đến Trạm khuyến nông huyện để được tư vấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Vì thế, vườn ươm rau giống phát triển rất nhanh, chất lượng giống ổn định.
Chỉ cho chúng tôi xem những luống cải 3 lá mầm còn lấm tấm phấn trắng, ông nói: “Cứ vào mùa, từ tháng 3 đến tháng 12 âm lịch, cả làng làm rau giống. Nghề ươm giống vất vả hơn nhiều so với trồng rau thương phẩm. Người ta bảo làm cây giống một vốn mười lời, nhưng đòi hỏi người làm phải hết sức cẩn thận và có trách nhiệm. Chỉ cần một vụ giống kém là không bao giờ người ta quay lại mua của mình nữa”
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, tổng đàn hươu của Hương Sơn trên 31.000 con, trong đó khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc nhung tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng…
Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.
Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.
Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.
Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.