Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Hành
Thành công với mô hình nuôi rắn mối, anh Nguyễn Văn Thuyết (phường 1, TP. Bạc Liêu) tiếp tục đầu tư nuôi rắn hổ hành. Việc nuôi rắn hổ hành mỗi năm mang về cho anh hàng trăm triệu đồng tiền lãi.
Anh Thuyết nuôi rắn hổ hành gần 4 năm nay. Thời gian đầu, anh tìm mua rắn nhỏ tự nhiên do người dân bắt được để nuôi rồi cho phối giống, sau đó đem bán.
Thấy nuôi rắn có hiệu quả kinh tế, anh Thuyết mạnh dạn đầu tư, phát triển mô hình. Đến nay, anh đang sở hữu gần 2.200 con rắn hổ hành con và hơn 200 rắn hổ hành bố mẹ. Trung bình mỗi đợt bán rắn giống và rắn bố mẹ, anh lãi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Phương pháp nuôi rắn hổ hành của anh Thuyết khá đơn giản. Xây chuồng bằng xi măng chiều cao 1,3m, chiều dài khoảng 5m, ngang 2m. Trong chuồng anh bỏ xơ dừa xay nhuyễn có độ dày từ 40 - 50cm để làm nơi ẩn náu cho rắn. Cứ 3 - 4 ngày, anh dùng bình xịt phun nước lên lớp xơ dừa để có độ ẩm. Thức ăn của rắn hổ hành chủ yếu là ếch, nhái, chuột… Mỗi tuần, anh cho rắn ăn 3 lần, mỗi lần khoảng 1 - 2kg thức ăn. Sau 10 tháng nuôi, mỗi con rắn có trọng lượng trên 1kg.
Đầu ra của rắn hổ hành dễ dàng và giá bán khá ổn định. Trung bình, giá rắn hổ hành thương phẩm khoảng 400.000 đồng/kg, rắn giống và rắn bố mẹ có giá từ 800.000 - 1.000.000 đồng/kg.
Anh Thuyết chia sẻ: “Nuôi rắn hổ hành, không mất nhiều thời gian chăm sóc nhưng cho lợi nhuận cao. Sắp tới, tôi tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô trang trại để nuôi loại rắn này”.
Nuôi rắn hổ hành không đòi hỏi diện tích lớn, nguồn thức ăn có thể kiếm dễ dàng trong tự nhiên, vốn đầu tư cũng không nhiều. Vì vậy, ngành Nông nghiệp cần nghiên cứu, hướng dẫn người nuôi nhằm nhân rộng mô hình này giúp người dân thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Ông có một trang trại khá đặc biệt. Từ trang trại này, ông trở thành nông dân SXKD giỏi của TP.Đà Nẵng và vinh dự được về Hà Nội dự Hội nghị Nông dân SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV sắp tới.
Cục Chăn nuôi cho biết vừa đề nghị huyện Thống Nhất, vùng nuôi heo lớn nhất của tỉnh Đồng Nai, xây dựng vùng điểm sản xuất thịt heo sạch.
Kinh nghiệm này xuất phát từ đề tài "Nghiên cứu biện pháp ủ chua ngọn lá mía làm thức ăn chăn nuôi bò thịt" của các nhà khoa học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội do TS. Đặng Vũ Bình làm chủ nhiệm. Cận tôi xin ghi lại để bà con các nơi tham khảo, áp dụng.
Hiện Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) đã chuyển giao 101.000 con cá tra bố mẹ cho 9 tỉnh ĐBSCL. Từ năm 2013, số cá bố mẹ này sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân.
Theo kế hoạch của Sở NN- PTNT Ninh Thuận vụ HT 2008, tòan tỉnh gieo trồng 20.207ha cây trồng các loại. Để vụ hè thu thắng lợi trong điều kiện nguồn nước eo hẹp là vấn đề cấp bách đặt ra đối với ngành chức năng. Ông Phạm Văn Hường, GĐ Cty KTCTTL Ninh Thuận cho biết