Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ nuôi gia cầm bằng công nghệ mới

Làm giàu từ nuôi gia cầm bằng công nghệ mới
Ngày đăng: 28/07/2015

Sau khi xuất ngũ trở về, năm 2005, anh Sơn đầu tư mở trang trại nuôi gà, số lượng khoảng 1.000 con, với kinh phí ban đầu khoảng 300 triệu đồng. Có kinh nghiệm từ nuôi gà, anh quyết định mua thêm chim cút về nuôi để “lấy ngắn nuôi dài”. Sau gần 10 năm, trang trại của anh hiện nay phát triển với quy mô lớn hơn, diện tích gần 1 ha, gồm 5.000 con gà, 11.000 con chim cút, đều nuôi lấy trứng. Mỗi đợt, sản phẩm thu được đạt 90% so với số gà, chim cút (khoảng 4.500 trứng gà, 9.900 trứng cút), tùy vào giá bán trên thị trường, mỗi tháng thu nhập bình quân hơn 300 triệu đồng, anh còn tạo công ăn việc làm cho 4 - 5 lao động ở địa phương với mức lương ổn định.

Hàng ngàn con gà trong trang trại không uống nước bằng những cái máng như những trang trại khác, mà bằng hệ thống van nước tự động, khi uống gà chỉ việc mổ vào những van nước, điều này hạn chế việc lây lan dịch bệnh. Năm 2008, trang trại của anh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ cho hệ thống xử lý phân vi sinh tự tiêu hủy. Nhờ vậy, việc chăn nuôi của anh càng thuận lợi hơn. Ưu điểm của hệ thống này mang lại không nhỏ: hệ thống sẽ tự động xử lý phân, tiệt trùng những vi sinh vật có hại; không có mùi hôi, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường; nhờ đó đã ngăn những bệnh truyền nhiễm, đường ruột trong gia cầm. Ngoài ra, khi sử dụng hệ thống này, phân gia cầm tự phân hủy tạo ra chất giống mùn cưa và chất này bón cây cảnh rất tốt. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng công nghệ trong chăn nuôi nên trong những năm qua, trang trại của anh chưa từng xảy ra dịch bệnh. Mỗi năm, trang trại anh cung cấp hàng nghìn trứng gà, trứng cút ra thị trường, chủ yếu là Cam Ranh (Khánh Hòa) và trong tỉnh

Anh Vũ Yên Sơn chia sẻ: Ban đầu không có kinh nghiệm, mình tự mày mò, học hỏi và quan trọng nhất là phải có ý chí làm giàu, dám nghĩ, dám làm, chăm chỉ và kiên trì theo đuổi. Làm kinh tế trang trại thành công, ngoài những cái chung phải thực hiện, người chăn nuôi cũng cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm lựa chọn con giống và chú ý tiêm vắc xin theo đúng định kỳ. Thời gian tới, anh sẽ mở rộng trang trại và tiếp tục ứng dụng các công nghệ mới trong chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.


Có thể bạn quan tâm

Hỗ Trợ Nuôi Cá Thâm Canh Cao Hỗ Trợ Nuôi Cá Thâm Canh Cao

Chi cục thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) vừa xây dựng mô hình nuôi cá thâm canh tại ba xã: Hồng Thái, Trung Sơn, Quang Châu (Việt Yên) với tổng diện tích 11ha.

13/07/2013
Giảm Sản Lượng Ca Tra Để Phục Hồi Giá Giảm Sản Lượng Ca Tra Để Phục Hồi Giá

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu tại hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho lúa, gạo và thủy sản vùng ĐBSCL vừa mới diễn ra.

13/07/2013
Bỏ Bớt Lúa, Tăng Ngô Và Đậu Nành Bỏ Bớt Lúa, Tăng Ngô Và Đậu Nành

Ngày 11.7, tại Đồng Tháp, Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở các tỉnh Nam Bộ.

13/07/2013
Sức Sống Ở Vùng Nắng Gió Sức Sống Ở Vùng Nắng Gió

Tuy phong là vùng đất nổi tiếng khô cằn, thừa nắng gió, thiếu mưa, thiếu nước; bởi vậy 30 năm trước khi mới thành lập chỉ là một huyện nghèo nàn; còn bây giờ bộ mặt địa phương đã khởi sắc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tương đối toàn diện; phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa…

20/06/2013
Khá Giả Nhờ “Chăn Nuôi Đa Hệ” Khá Giả Nhờ “Chăn Nuôi Đa Hệ”

Lúc chúng tôi đến, vợ chồng ông đang tất bật cho đàn lợn 70 con ăn. Nhìn khu chuồng nuôi gần 200m2 của gia đình ông được quy hoạch bài bản, chúng tôi cũng phải khâm phục.

13/07/2013