Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Đà

Nằm trong khu vực miền núi phía Bắc, Hòa Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản như hệ thống sông ngòi, ao, hồ nhiều được phân bố khá đều. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây.
Điển hình như hộ gia đình ông Xa Văn Chính – ông không chỉ là người lãnh đạo (Chủ tịch UBND xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc) chỉ đạo bà con mà còn cùng họ bắt tay vào phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông. Gia đình ông đầu tư 9 lồng được đặt gần bến Hiền Lương.
Ông Chính cho biết: “Hộ có điều kiện thì làm lồng bằng khung sắt, lưới và phao nhựa. Còn hộ ít vốn thì tận dụng những cây tre, cây luồng trên rừng để làm lồng. Tùy theo kích cỡ lồng mà thả thật độ phù hợp, tránh thả quá dày. Đặc biệt, nuôi cá ở lòng hồ ít xảy ra dịch bệnh nên rất an toàn, bền vững. Tùy vào loại cá mà nuôi 1 năm/1 lứa hoặc 1 năm/2 lứa. Bình quân năng suất thu được hơn 2 tạ cá/lồng. Cá thương phẩm xuất bán đạt 2 - 3 kg/con (cá trắm cỏ), 0,8- 1kg/con (rô phi đơn tính), 2 - 3,5 kg (trê lai). Một năm từ việc nuôi cá lồng trừ chi phí gia đình ông thu về trên dưới 100 triệu đồng”.
Từ sự mạnh dạn đi đầu của Chủ tịch UBND xã - Xa Văn Chính, nhiều hộ đã làm theo và đem lại hiệu quả. Đến nay, toàn xã đã có tổng số 179 lồng nuôi cá tập trung ở các xóm thuộc vùng hồ là Doi, Dưng, Mơ, Ké. Các loài cá được nuôi như trắm cỏ, cá chiên, trê lai, rô đơn tính, cá bỗng, cá nheo... Sản lượng bình quân mỗi lồng nuôi cá thu hoạch từ 2 đến 2,5 tạ cá/lồng, sau khi trừ chi phí đầu tư thu lãi khoảng 7 đến 10 triệu đồng/lồng. Nhờ phát triển nghề nuôi cá lồng đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân, giúp họ có cuộc sống ổn định và nhiều hộ đã vươn lên làm giàu.
Rời xã Hiền Lương chúng tôi có chuyến lên thăm mô hình cá lồng ở xã Thung Nai (huyện Cao Phong). Đó là mô hình cá lồng của gia đình anh Trần Văn Tín, mô hình của anh được mọi người đánh giá là rất “quy mô và hoành tráng”. Từ bờ ra tới khu vực nuôi cá của anh cũng mất vài cây số đi bằng thuyền. Khi bước chân lên lồng bè, cảm nhận những chiếc lồng rất kiên cố bởi trên bề mặt lối đi hàn bằng những tấm sắt, còn khung lồng được hàn, nối bằng những ống tuýp nước nên rất vững chắc. Gặp anh Trần Văn Thắm – người quản lý trang trại nuôi cá cho biết: “Chủ trang trại này là anh Trần Văn Tín là người có “tên tuổi” trong phát triển nghề nuôi cá lồng ở sông Kinh Thầy tại tỉnh Hải Dương. Lên đây phát triển nghề cá lồng tại vùng lòng hồ sông Đà. Để có được những lồng bè như bây giờ, anh Tín đã bỏ số vốn rất lớn tính bằng tiền tỷ, với 100 lồng và đưa vào sử dụng được gần một nửa. Dự tính cuối năm nay cũng đưa vào sử dụng nốt. Cá ở đây đủ loài, từ những loài thường nuôi như cá rô phi, cá chép, cá trắm, trắm ốc…cho đến những loài đặc sản như cá ngạnh vàng, ngạnh sông, cá lăng chấm, lăng vàng, điêu hồng… Dẫn chúng tôi tham quan quanh khu vực nuôi cá, được anh giới thiệu về nhiều loài cá cò giá trị kinh tế cao. Nhìn khu nuôi cá quy mô như vậy, hứa hẹn sắp có những lứa cá bội thu.
Ưu điểm nổi bật của nuôi cá lồng là tiết kiệm được diện tích mặt nước, ngoài ra, do lưu lượng nước thay đổi liên tục nên môi trường nuôi cá trên lòng hồ sạch hơn, vì thế cá ít bị nhiễm bệnh, năng suất cao.
Từ những thành công bước đầu của một số mô hình nuôi cá lồng trên sông, đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nuôi trồng thủy sản nơi đây, góp phần giúp ngành thủy sản từng bước hướng tới sản xuất hàng hóa có giá trị cao và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ông cũng cho biết thêm, có người còn gọi là khoai Từ, nhưng bà con ở đây gọi là khoai lùn Thái. Nó ăn ngon hơn rất nhiều so với khoai lùn thông thường. Đây là loại cây có củ lùn hình tròn, cuống dài kết thành từng chùm, ruột màu trắng trong, phần nhân màu trắng đục chứa nhiều tinh bột.

“Khi hoa được 1 tháng là bắt đầu cho chúng “ăn” điện. Thời gian ấy nhìn các vườn hoa trông như một thành phố sáng rực đèn điện. Khi hoa đến 2 tháng tuổi là cắt, không dùng điện để hãm chúng nữa để chúng phát triển tự do, lấy sức đơm búp, để hoa nở đúng dịp tết”, chị Đào giải thích thêm.

Lý giải việc cam đầu mùa được giá, ông Hoàng Văn Khủ (bản Pá Han, xã Phù Lưu) cho biết, vì năm nay có tháng nhuận nên cam chín sớm, bắt đầu bán từ tháng 9. Trong khi đó, năm ngoái cam bắt đầu có từ tháng 10. Ông Khủ hạch toán, với sản lượng trên 40 tấn, chắc vườn cam của gia đình ông sẽ thu về được trên 300 triệu đồng.

Định hướng đến năm 2030, khi VN trở thành một nước công nghiệp phát triển, nhu cầu sữa sẽ tương đương với các nước phát triển hiện nay, khoảng 70 lít/người/năm. Khi đó, nếu tạm tính dân số 100 triệu người, nếu VN tự SX sữa đáp ứng được 60-70% nhu cầu trong nước đã là rất thành công.

Thêm vào đó, hai trận bão số 4 và số 5 liên tiếp vừa qua, tại một số nơi, đặc biệt là Gia Lai, mưa do ảnh hưởng của bão đã kích hoa của vụ sau ra sớm, đây là đợt hoa “lãng phí” không sinh trái sau này, khiến sản lượng vụ này giảm và khả năng niên vụ tới 2015/16 mất mùa càng lớn.