Hạ Lang Phát Triển Chăn Nuôi Dê Hàng Hóa
Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.
Trước đây nhân dân trong huyện đã phát triển chăn nuôi dê. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên việc đầu tư phát triển chăn nuôi dê chỉ dừng lại ở mức nhỏ lẻ, hiệu quả thấp.
Để giúp nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, Đảng bộ, chính quyền địa phương triển khai nhiều chương trình, dự án, mô hình phát triển chăn nuôi dê sinh sản. Từ năm 2000 đến nay, có 11/14 xã, thị trấn đầu tư phát triển chăn nuôi gần 4.000 con dê. Một số địa phương đầu tư phát triển mạnh, như: Đồng Loan, Việt Chu, Lý Quốc... Nhiều hộ gia đình đã xây dựng thành mô hình phát triển chăn nuôi từ 60 - 100 con, bán ra thị trường từ 15 - 20 con/năm, với mức giá giao động từ 90 - 100 nghìn đồng, nhiều hộ cho thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng. Tiêu biểu như các hộ gia đình: Hoàng Văn Quân, xóm Vạc Nhang, xã Việt Chu; Hoàng Văn Nghiệp, xóm Bản Lung, xã Đồng Loan; Mã Văn Nghiêm, xóm Bằng Ca, xã Lý Quốc...
Việc phát triển chăn nuôi dê mang lại hiệu qủa kinh tế, nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn đầu tư chăn nuôi dê. Trong đó, Đồng Loan là 1 trong những xã đi đầu trong phong trào phát triển chăn nuôi dê. Hiện đã có 7/9 xóm, với gần 30 hộ đầu tư và phát triển chăn nuôi trên 1.100 con dê, bình quân mỗi hộ nuôi 40 con.
Đồng chí Nông Văn Thơ, Chủ tịch UBND xã Đồng Loan cho biết: Phát triển chăn nuôi dê có giá trị kinh tế cao so với các con vật nuôi khác, nguồn thức ăn chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên; đồng thời sản phẩm có đầu ra ổn định, qua đó góp phần tạo nguồn thu nhập cho những hộ gia đình. Từ việc đầu tư phát triển dê, nhiều hộ đã thoát nghèo và cho thu nhập khá. Nuôi dê rất đơn giản, có thể xây dựng chuồng trại bằng gỗ tại các sườn núi.
Để tạo thói quen cho dê, mỗi buổi chiều khi lùa về chuồng, người dân thường tạo ra tiếng động, cho uống nước hòa với muối, qua đó không mất nhiều công sức đi tìm kiếm. Để đàn dê sinh sản và phát triển tốt, cần đầu tư thời gian theo dõi về dịch bệnh viêm miệng, lở loét, bệnh giun phổi và các loại bệnh về đường ruột... Khi thấy hiện tượng lạ phải sử dụng các loại thuốc đặc trị được bán tại dịch vụ thú y.
Hiện nay, nhân dân các địa phương trong huyện Hạ Lang tiếp tục triển khai nhiều mô hình đầu tư và phát triển chăn nuôi dê. chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích các hộ gia đình vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi dê trở thành hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường gạo “ấm” lên với giá gạo nội địa và xuất khẩu đều tăng đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông sản này thêm lo lắng, dẫn đến tình trạng hủy hợp đồng xuất khẩu ngày một tăng.
Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn được thực hiện tại hợp tác xã (HTX) nhãn Châu Thành (xã An Nhơn, huyện Châu Thành). Dự án này có quy mô trên 100ha (76 hộ dân).
Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Phạm Văn Thức, ấp Liên Lộc, xã Xà Bang (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu). Từ kết quả ban đầu đạt được, anh Thức đang có kế hoạch đầu tư mở rộng tại nhà, đồng thời xin thành lập HTX để huy động nhiều người cùng tham gia.
Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2 năm 2013-2014 sẽ được triển khai tại xã Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo.
Để bảo vệ tôm, cá an toàn trong mùa lũ ngoài túc trực thường xuyên, ban đêm bà con còn phải đi kiểm tra xung quanh ao nuôi, lồng bè để phát hiện chỗ lưới bị hỏng, kịp thời sửa chữa.