Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Ong Mật
Đến gia đình anh Lê Xuân Hải, đội 3 Cộng Hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên vào mùa hoa nhãn nở rộ thấy rõ cảnh tấp nập thu hoạch mật ong. Đây là một trong những hộ nuôi ong mật lâu năm nhất và cũng là người có số lượng đàn ong lớn nhất trong xã với hơn 200 đàn.
Trước khi đến với nghề nuôi ong, anh Hải cũng làm đủ mọi nghề từ làm thuê cuốc mướn, nuôi gà, lợn cho đến cả buôn bán. Năm 2002 anh bắt tay vào nuôi ong. Thời gian mới nuôi, ong thường xuyên bị chết, hoặc bỏ đi. Sau thất bại đó, anh quyết tâm tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm, đọc thêm sách báo, tích lũy được một số kinh nghiệm và kĩ thuật về nghề nuôi ong mật.
Đến nay, sau hơn 12 năm nuôi ong mật anh nhận thấy: nuôi ong lấy mật khá đơn giản, không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ và dày công chăm bẵm như trẻ nhỏ. Hơn nữa người nuôi cần phải am hiểu về đặc tính của chúng như quy trình xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Nắm được điều đó là thành công đến 80 90% rồi anh Hải chia sẻ.
Với 200 trăm đàn là 200 trăm thùng ong, mỗi thùng được anh tự thiết kế lấy theo kiểu hình chữ nhật với chiều dài 42cm, còn sâu, rộng tùy sở thích của mỗi người nuôi. Trong mỗi thùng anh để khoảng 4-5 cầu là phù hợp nhất. Hàng năm anh thường di chuyển đàn ong theo mùa hoa để thu được chất lượng mật ngon nhất. Ngoài bán lẻ anh còn cung cấp mật ong cho một số doanh nghiệp tại miền Nam, bán giống ong, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu về 400 500 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh còn giúp bà con trong vùng về giống, hướng dẫn kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi ong rừng cho người dân nơi đây cùng vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi ong lấy mật.
Nhờ nuôi ong lấy mật đã giúp kinh tế gia đình anh Lê Xuân Hải ngày một phát triển hơn. Giờ đây, nhiều người trong xã cũng học tập anh để nuôi ong lấy mật nhằm phát triển kinh tế, hướng tới thoát nghèo.
Related news
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, sau khi rời quân ngũ, anh Trần Văn Hải trở về quê hương (xóm 10, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) và nung nấu ý chí thay đổi cuộc đời. Sau khi nghiên cứu, nhận thấy giống cam Bù rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, anh quyết định đầu tư trồng loại cây này. Cái tên “Hải cam” cũng xuất hiện từ đó.
Vài năm trở lại đây, nông dân xã Bắc Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đã áp dụng nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công. Trong đó, mô hình đưa cây cà chua vào trồng trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều thanh long Việt Nam nhất, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2013. Song theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), Trung Quốc đang tiến hành trồng thanh long quy mô lớn và đe dọa trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long Việt Nam.
Dù đã có trong tay tấm bằng đại học nhưng khác với bạn bè cùng trang lứa, Phạm Minh Tùng ở ấp Trường Thuận, xã Sông Thao (Trảng Bom - Đồng Nai) lại lập nghiệp bằng nghề trồng hoa, cây cảnh và lựa chọn cây mai vàng để thực hiện ước mơ của mình. Hiện, anh đã có hơn 200 gốc mai cổ thụ, đem lại cho gia đình nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Một số loại trái cây của nhà vườn tại TP Cần Thơ như các loại dâu xanh, dâu bòn bon, xoài thơm, xoài giống Đài Loan…đã giảm giá trên dưới 50% so với cùng kỳ năm trước và giảm bình quân từ 3.000-10.000 đồng/kg so với cách nay 1 tháng.